Hiệp hội Bất động sản công bố một số thông tin tích cực về thị trường, tính đến hết tháng 9/2015...
Hà Nội và Tp.HCM là hai địa phương có lượng tồn kho giảm mạnh nhất.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa có báo cáo tình hình thị trường bất động sản tính đến tháng 9/2015, trong đó đưa ra một số thông tin tích cực về thanh khoản và lượng tồn kho toàn thị trường.
Tổng lượng tồn kho toàn thị trường tiếp tục giảm mạnh. Tại Hà Nội, trong tháng 9 có khoảng 1.600 giao dịch thành công, giảm 16% so với tháng trước, nhưng lại tăng đến 40% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng, toàn Hà Nội có khoảng 5.300 giao dịch, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự tại Tp.HCM, có khoảng 1.550 giao dịch thành công, giảm khoảng 14% so với tháng trước, nhưng tăng hơn 55% so với cùng kỳ 2014. Tính đến hết quý 3, toàn thành phố có khoảng 5.100 giao dịch, tăng gấp đôi cùng kỳ 2014.
Chính nhờ lượng giao dịch tăng đều qua nhiều tháng trước, nên tính đến hết tháng 9, lượng tồn kho bất động sản đã giảm đáng kể.
Tổng giá trị tồn kho bất động sản đến hết tháng 9/2015 chỉ còn khoảng 59.395 tỷ đồng, giảm hơn 69.000 tỷ so với hồi đầu 2013, và giảm hơn 900 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 8/2015.
Trong đó, tồn kho chung cư là 11.380 căn, tương đương hơn 17.400 tỷ đồng, nhà thấp tầng là 8.542 căn, tương đương hơn 14.600 tỷ đồng, tồn kho đất nền nhà ở hơn 7 triệu m2, tương đương hơn 22.000 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại hơn 1,6 triệu m2, tương đương hơn 4.500 tỷ đồng.
Hà Nội và Tp.HCM vẫn là hai địa phương có lượng tồn kho bất động sản giảm sâu nhất, trong đó Hà Nội tồn kho còn khoảng 7.550 tỷ, giảm 218 tỷ so với tháng 8/2015; Tp.HCM tồn kho còn khoảng 11.368 tỷ, giảm 290 tỷ so với tháng trước.
Cùng với lượng tồn kho giảm mạnh, trong 9 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng tăng mạnh hơn 78% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể giảm 30%, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động giảm 7,2 % so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội, thị trường bất động sản Tp.HCM trong tháng vừa qua có dấu hiệu “hạ nhiệt”, biểu hiện bằng việc một số sàn giao dịch bất động sản tại thành phố này xác nhận trong 2 tháng 7 và 8, lượng mua căn hộ cao cấp, trung cấp bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
Nguyên nhân được xác định là do yếu tố tâm lý kiêng kỵ tháng ngâu, nhưng lý do chính vẫn là những quan ngại về yếu tố pháp lý đang có sự điều chỉnh trong các chính sách về mua bán nhà của Nhà nước.
Về giá bán, tại Hà Nôi và Tp.HCM giá căn hộ phần lớn giữ ổn định, chỉ xảy ra tình trạng tăng nhẹ 2 -4% tại một số dự án hoàn thiện, có hạ tầng tốt.
Tổng lượng tồn kho toàn thị trường tiếp tục giảm mạnh. Tại Hà Nội, trong tháng 9 có khoảng 1.600 giao dịch thành công, giảm 16% so với tháng trước, nhưng lại tăng đến 40% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng, toàn Hà Nội có khoảng 5.300 giao dịch, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự tại Tp.HCM, có khoảng 1.550 giao dịch thành công, giảm khoảng 14% so với tháng trước, nhưng tăng hơn 55% so với cùng kỳ 2014. Tính đến hết quý 3, toàn thành phố có khoảng 5.100 giao dịch, tăng gấp đôi cùng kỳ 2014.
Chính nhờ lượng giao dịch tăng đều qua nhiều tháng trước, nên tính đến hết tháng 9, lượng tồn kho bất động sản đã giảm đáng kể.
Tổng giá trị tồn kho bất động sản đến hết tháng 9/2015 chỉ còn khoảng 59.395 tỷ đồng, giảm hơn 69.000 tỷ so với hồi đầu 2013, và giảm hơn 900 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 8/2015.
Trong đó, tồn kho chung cư là 11.380 căn, tương đương hơn 17.400 tỷ đồng, nhà thấp tầng là 8.542 căn, tương đương hơn 14.600 tỷ đồng, tồn kho đất nền nhà ở hơn 7 triệu m2, tương đương hơn 22.000 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại hơn 1,6 triệu m2, tương đương hơn 4.500 tỷ đồng.
Hà Nội và Tp.HCM vẫn là hai địa phương có lượng tồn kho bất động sản giảm sâu nhất, trong đó Hà Nội tồn kho còn khoảng 7.550 tỷ, giảm 218 tỷ so với tháng 8/2015; Tp.HCM tồn kho còn khoảng 11.368 tỷ, giảm 290 tỷ so với tháng trước.
Cùng với lượng tồn kho giảm mạnh, trong 9 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng tăng mạnh hơn 78% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể giảm 30%, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động giảm 7,2 % so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội, thị trường bất động sản Tp.HCM trong tháng vừa qua có dấu hiệu “hạ nhiệt”, biểu hiện bằng việc một số sàn giao dịch bất động sản tại thành phố này xác nhận trong 2 tháng 7 và 8, lượng mua căn hộ cao cấp, trung cấp bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
Nguyên nhân được xác định là do yếu tố tâm lý kiêng kỵ tháng ngâu, nhưng lý do chính vẫn là những quan ngại về yếu tố pháp lý đang có sự điều chỉnh trong các chính sách về mua bán nhà của Nhà nước.
Về giá bán, tại Hà Nôi và Tp.HCM giá căn hộ phần lớn giữ ổn định, chỉ xảy ra tình trạng tăng nhẹ 2 -4% tại một số dự án hoàn thiện, có hạ tầng tốt.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp