Hiệp hội Bất động sản công bố một số thông tin tích cực về thị trường, tính đến hết tháng 9/2015...
Hà Nội và Tp.HCM là hai địa phương có lượng tồn kho giảm mạnh nhất.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa có báo cáo tình hình thị trường bất động sản tính đến tháng 9/2015, trong đó đưa ra một số thông tin tích cực về thanh khoản và lượng tồn kho toàn thị trường.
Tổng lượng tồn kho toàn thị trường tiếp tục giảm mạnh. Tại Hà Nội, trong tháng 9 có khoảng 1.600 giao dịch thành công, giảm 16% so với tháng trước, nhưng lại tăng đến 40% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng, toàn Hà Nội có khoảng 5.300 giao dịch, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự tại Tp.HCM, có khoảng 1.550 giao dịch thành công, giảm khoảng 14% so với tháng trước, nhưng tăng hơn 55% so với cùng kỳ 2014. Tính đến hết quý 3, toàn thành phố có khoảng 5.100 giao dịch, tăng gấp đôi cùng kỳ 2014.
Chính nhờ lượng giao dịch tăng đều qua nhiều tháng trước, nên tính đến hết tháng 9, lượng tồn kho bất động sản đã giảm đáng kể.
Tổng giá trị tồn kho bất động sản đến hết tháng 9/2015 chỉ còn khoảng 59.395 tỷ đồng, giảm hơn 69.000 tỷ so với hồi đầu 2013, và giảm hơn 900 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 8/2015.
Trong đó, tồn kho chung cư là 11.380 căn, tương đương hơn 17.400 tỷ đồng, nhà thấp tầng là 8.542 căn, tương đương hơn 14.600 tỷ đồng, tồn kho đất nền nhà ở hơn 7 triệu m2, tương đương hơn 22.000 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại hơn 1,6 triệu m2, tương đương hơn 4.500 tỷ đồng.
Hà Nội và Tp.HCM vẫn là hai địa phương có lượng tồn kho bất động sản giảm sâu nhất, trong đó Hà Nội tồn kho còn khoảng 7.550 tỷ, giảm 218 tỷ so với tháng 8/2015; Tp.HCM tồn kho còn khoảng 11.368 tỷ, giảm 290 tỷ so với tháng trước.
Cùng với lượng tồn kho giảm mạnh, trong 9 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng tăng mạnh hơn 78% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể giảm 30%, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động giảm 7,2 % so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội, thị trường bất động sản Tp.HCM trong tháng vừa qua có dấu hiệu “hạ nhiệt”, biểu hiện bằng việc một số sàn giao dịch bất động sản tại thành phố này xác nhận trong 2 tháng 7 và 8, lượng mua căn hộ cao cấp, trung cấp bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
Nguyên nhân được xác định là do yếu tố tâm lý kiêng kỵ tháng ngâu, nhưng lý do chính vẫn là những quan ngại về yếu tố pháp lý đang có sự điều chỉnh trong các chính sách về mua bán nhà của Nhà nước.
Về giá bán, tại Hà Nôi và Tp.HCM giá căn hộ phần lớn giữ ổn định, chỉ xảy ra tình trạng tăng nhẹ 2 -4% tại một số dự án hoàn thiện, có hạ tầng tốt.
Tổng lượng tồn kho toàn thị trường tiếp tục giảm mạnh. Tại Hà Nội, trong tháng 9 có khoảng 1.600 giao dịch thành công, giảm 16% so với tháng trước, nhưng lại tăng đến 40% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng, toàn Hà Nội có khoảng 5.300 giao dịch, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự tại Tp.HCM, có khoảng 1.550 giao dịch thành công, giảm khoảng 14% so với tháng trước, nhưng tăng hơn 55% so với cùng kỳ 2014. Tính đến hết quý 3, toàn thành phố có khoảng 5.100 giao dịch, tăng gấp đôi cùng kỳ 2014.
Chính nhờ lượng giao dịch tăng đều qua nhiều tháng trước, nên tính đến hết tháng 9, lượng tồn kho bất động sản đã giảm đáng kể.
Tổng giá trị tồn kho bất động sản đến hết tháng 9/2015 chỉ còn khoảng 59.395 tỷ đồng, giảm hơn 69.000 tỷ so với hồi đầu 2013, và giảm hơn 900 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 8/2015.
Trong đó, tồn kho chung cư là 11.380 căn, tương đương hơn 17.400 tỷ đồng, nhà thấp tầng là 8.542 căn, tương đương hơn 14.600 tỷ đồng, tồn kho đất nền nhà ở hơn 7 triệu m2, tương đương hơn 22.000 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại hơn 1,6 triệu m2, tương đương hơn 4.500 tỷ đồng.
Hà Nội và Tp.HCM vẫn là hai địa phương có lượng tồn kho bất động sản giảm sâu nhất, trong đó Hà Nội tồn kho còn khoảng 7.550 tỷ, giảm 218 tỷ so với tháng 8/2015; Tp.HCM tồn kho còn khoảng 11.368 tỷ, giảm 290 tỷ so với tháng trước.
Cùng với lượng tồn kho giảm mạnh, trong 9 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng tăng mạnh hơn 78% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể giảm 30%, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động giảm 7,2 % so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội, thị trường bất động sản Tp.HCM trong tháng vừa qua có dấu hiệu “hạ nhiệt”, biểu hiện bằng việc một số sàn giao dịch bất động sản tại thành phố này xác nhận trong 2 tháng 7 và 8, lượng mua căn hộ cao cấp, trung cấp bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
Nguyên nhân được xác định là do yếu tố tâm lý kiêng kỵ tháng ngâu, nhưng lý do chính vẫn là những quan ngại về yếu tố pháp lý đang có sự điều chỉnh trong các chính sách về mua bán nhà của Nhà nước.
Về giá bán, tại Hà Nôi và Tp.HCM giá căn hộ phần lớn giữ ổn định, chỉ xảy ra tình trạng tăng nhẹ 2 -4% tại một số dự án hoàn thiện, có hạ tầng tốt.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- 5.400 hợp đồng được ký kết tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng
- Dự án khu đô thị Đa Phước được thi công trở lại
- Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp
- Chọn địa điểm mới xây dựng Trung tâm Hành chính quận Sơn Trà
- Khinh khí cầu rực sáng bầu trời trong đêm khai mạc pháo hoa
- Khai mạc triển lãm quốc tế Vietbuild và Liên hoan Kiến trúc Việt Nam 2017
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang kiểm tra công tác chuẩn bị APEC 2017 tại Đà Nẵng
- Làn sóng đầu tư cho thuê bất động sản thống lĩnh thị trường
- Người nước ngoài, người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu bất động sản tăng mạnh
- Sớm tháo gỡ khó khăn trong cấp sổ đỏ
- Căn hộ khách sạn Đà Nẵng hấp dẫn nhà đầu tư
- Kêu gọi đầu tư dự án tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa
- Đến Sun World Ba Na Hills, chiêm ngưỡng thiên đường hoa khoe sắc
- Đà Nẵng đề nghị tách huyện Hòa Vang thành 2 quận
- Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu Khu vực phía Đông Nam
- Phác thảo Quảng trường trung tâm Đà Nẵng: Điểm nhấn kiến trúc của trái tim đô thị
- Điều chỉnh quy hoạch nhiều dự án
- Quy hoạch phân khu phía đông nam thành phố
- Địa ốc Đà Nẵng hưởng lợi từ quy hoạch đồng bộ
- Mua nhà đất bằng vi bằng: Nhiều rủi ro!