CafeLand - Đó là nhận định của ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương tại hội nghị “Thị trường chứng khoán 2016 đầu tư vào đâu” diễn ra sáng nay (23/10) tại Tp.HCM.
Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương
Theo ông Khánh, nhiều khả năng sẽ không mang lại nhiều tác động như việc gia nhập WTO năm 2007 vì một số lý do.
Thứ nhất, khác với năm 2007, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng đi ra thay vì đi vào các thị trường mới nổi với tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới.
Thứ 2, dòng vốn đi vào thị trường thời gian này sẽ rút kinh nghiệm từ dòng vốn năm 2007. Do đó, sẽ không ồ ạt đi vào thị trường chứng khoán và thị trường tài sản như thời điểm năm 2007 để thổi bùng lên các bong bóng. Bên cạnh đó, xu hướng M&A lĩnh vực này sẽ lên ngôi, sẽ có làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào.
Thứ 3, việc điều hành tiền tệ năm 2015 sẽ khác với năm 2007, các nhà điều hành tiền tệ sẽ biết cách trung hòa dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, không để dòng vốn đầu tư gián tiếp đó không được dung hòa chạy ra thị trường và gây áp lực lên lạm phát.
Thứ 4, các nhà đầu tư năm 2015 đều đã khác so với nhà đầu tư năm 2007, họ khôn khéo hơn và rút được kinh nghiệm rất nhiều sau những năm thăng trầm.
Thứ 5, quản lý thị trường chứng khoán hiện nay cũng đã có những cải thiện đáng kể, các hành vi thao túng giá cũng được khắc phục giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Bên cạnh đó, ông Khánh cũng cho rằng, cần có cái nhìn bình tĩnh về TPP vì hiệp định này chỉ mới hoàn thành được một nửa. Tất cả nghiên cứu và lợi ích được chỉ ra cho đến thời điểm này đều được dựa trên một số giả định. Giả định là nền kinh tế thế giới sẽ không có những biến động hoặc khủng hoảng, giả định rằng sẽ không có phá giá mục tiêu trên thị trường. Và giả định rằng đất nước đó sẽ không nâng thuế nội địa lên để bù đắp lại việc giảm thuế nhập khẩu.Nếu như những giả định đó thì những cơ hội và lợi ích từ TPP chúng ta kỳ vọng mới đạt được, còn nếu không thì cơ hội của chúng ta sẽ khác đi, thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.
TPP sẽ mất 1,5 năm đến 2 năm mới được thông qua, vì vậy những lợi ích mà chúng ta kỳ vọng cũng sẽ ở thì tương lai ít nhất là trong trung hạn khoảng từ 4 đến 5 năm mới có thể thấy rõ được lợi ích đó.
Theo ông Khánh, cơ hội cũng chỉ biến thành hiện thực nếu có năng lực nằm ở tầm quốc gia cũng như tầm doanh nghiệp. Ở tầm quốc gia là cơ sở hạ tầng gồm điện, đường, cầu cảng, sân bay và lực lượng lao động chất lượng ra sao, chất lượng bộ máy hành chính như thế nào?. Ở tầm doanh nghiệp, có nắm bắt được cơ hội hay không cũng phụ thuộc vào năng lực đổi mới tư duy của doanh nghiệp, cần chuyển từ tư duy thụ động sang tư duy chủ động. Chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như là uy tín.
Các bản tin khác
- Vay gói 30.000 tỷ: Không đọc hợp đồng đổ hết cho môi giới là quá trễ
- 4 lợi thế của bất động sản Việt trong mắt sếp ngoại
- Quy hoạch đầu tư bệnh viện quốc tế phục vụ APEC 2017
- Thị trường bất động sản phục hồi
- Thông tư 36 không tác động mạnh đến dòng vốn tín dụng vào bất động sản
- Năm 2016, tâm điểm của thị trường bất động sản là phân khúc nghỉ dưỡng?
- Triển khai Đề án đơn giản hóa giấy tờ công dân năm 2016
- Thành lập Tổ công tác điều hành nghiên cứu tiền khả thi dự án Di dời ga đường sắt Đà Nẵng và Tái phát triển đô thị
- Được phép mua bán chỗ để ô tô trong chung cư
- Đà Nẵng: Sợ áp lực hạ tầng, dự án nhỏ khu trung tâm được giá!
- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- THƠ 8/3 HÀI HƯỚC, NHỮNG BÀI THƠ CHÚC MỪNG 8/3 HÀI HƯỚC NHẤT
- Nhiều hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3
- Đường Lý Tự Trọng – Những sắc màu bình yên
- 243 tỉ đồng cải tạo, chỉnh trang 33 tuyến đường phục vụ APEC 2017
- Quy định mới về quản lý, sử dụng nhà chung cư
- Người “nghèo đô thị” ngày càng khó mua nhà?
- Nhà đẹp: Nhà phố 42 m2 thông thoáng
- 7 điều cần biết trước khi đầu tư nhà trong hẻm cụt
- Nhà giá rẻ sẽ "nóng" trở lại?