CafeLand - Đó là nhận định của ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương tại hội nghị “Thị trường chứng khoán 2016 đầu tư vào đâu” diễn ra sáng nay (23/10) tại Tp.HCM.
Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương
Theo ông Khánh, nhiều khả năng sẽ không mang lại nhiều tác động như việc gia nhập WTO năm 2007 vì một số lý do.
Thứ nhất, khác với năm 2007, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng đi ra thay vì đi vào các thị trường mới nổi với tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới.
Thứ 2, dòng vốn đi vào thị trường thời gian này sẽ rút kinh nghiệm từ dòng vốn năm 2007. Do đó, sẽ không ồ ạt đi vào thị trường chứng khoán và thị trường tài sản như thời điểm năm 2007 để thổi bùng lên các bong bóng. Bên cạnh đó, xu hướng M&A lĩnh vực này sẽ lên ngôi, sẽ có làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào.
Thứ 3, việc điều hành tiền tệ năm 2015 sẽ khác với năm 2007, các nhà điều hành tiền tệ sẽ biết cách trung hòa dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, không để dòng vốn đầu tư gián tiếp đó không được dung hòa chạy ra thị trường và gây áp lực lên lạm phát.
Thứ 4, các nhà đầu tư năm 2015 đều đã khác so với nhà đầu tư năm 2007, họ khôn khéo hơn và rút được kinh nghiệm rất nhiều sau những năm thăng trầm.
Thứ 5, quản lý thị trường chứng khoán hiện nay cũng đã có những cải thiện đáng kể, các hành vi thao túng giá cũng được khắc phục giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Bên cạnh đó, ông Khánh cũng cho rằng, cần có cái nhìn bình tĩnh về TPP vì hiệp định này chỉ mới hoàn thành được một nửa. Tất cả nghiên cứu và lợi ích được chỉ ra cho đến thời điểm này đều được dựa trên một số giả định. Giả định là nền kinh tế thế giới sẽ không có những biến động hoặc khủng hoảng, giả định rằng sẽ không có phá giá mục tiêu trên thị trường. Và giả định rằng đất nước đó sẽ không nâng thuế nội địa lên để bù đắp lại việc giảm thuế nhập khẩu.Nếu như những giả định đó thì những cơ hội và lợi ích từ TPP chúng ta kỳ vọng mới đạt được, còn nếu không thì cơ hội của chúng ta sẽ khác đi, thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.
TPP sẽ mất 1,5 năm đến 2 năm mới được thông qua, vì vậy những lợi ích mà chúng ta kỳ vọng cũng sẽ ở thì tương lai ít nhất là trong trung hạn khoảng từ 4 đến 5 năm mới có thể thấy rõ được lợi ích đó.
Theo ông Khánh, cơ hội cũng chỉ biến thành hiện thực nếu có năng lực nằm ở tầm quốc gia cũng như tầm doanh nghiệp. Ở tầm quốc gia là cơ sở hạ tầng gồm điện, đường, cầu cảng, sân bay và lực lượng lao động chất lượng ra sao, chất lượng bộ máy hành chính như thế nào?. Ở tầm doanh nghiệp, có nắm bắt được cơ hội hay không cũng phụ thuộc vào năng lực đổi mới tư duy của doanh nghiệp, cần chuyển từ tư duy thụ động sang tư duy chủ động. Chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như là uy tín.
Các bản tin khác
- Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
- Chờ đợi "cú hích lớn" trên thị trường vốn khu vực
- Rủi ro khi mua đất nền dự án chưa đủ điều kiện bán
- Xu hướng đầu tư bất động sản 2018: Góc nhìn từ chuyên gia
- Nhận bàn giao nhà, người mua cần chú ý điều gì?
- Ký gửi nhà đất là gì?
- Nhu cầu ở thực- từ khóa hot của thị trường BĐS 2018
- Cuộc chơi mới của các đại gia địa ốc
- Căn hộ Heritage Treasure Danang - vị trí đắt giá bên bờ sông Hàn
- Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5
- Có phải đất nền Đà Nẵng đang “bong bóng”?
- Nhiều nhà đầu tư Singapore đầu tư vào hạ tầng, bất động sản Đà Nẵng
- Dốc tiền tỷ mua biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng, khách hàng nên biết điều này
- Giữa cơn say đất nền, nhà đầu tư hãy biết tự bảo vệ túi tiền của mình
- Đà Nẵng trao bản ghi nhớ triển khai hợp tác với doanh nghiệp Singapore
- Shophouse trong các khu đô thị lớn thu hút nhà đầu tư
- Ngày 27-4, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2018
- Môi giới đua nhau làm chủ đầu tư: Thực hư chuyện “hóa rồng”
- Hiện tượng sốt đất hiện nay sẽ không lặp lại kịch bản 10 năm trước
- Đặt đá gắn biển tên khu phố du lịch An Thượng