CafeLand - Đó là nhận định của ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương tại hội nghị “Thị trường chứng khoán 2016 đầu tư vào đâu” diễn ra sáng nay (23/10) tại Tp.HCM.
Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương
Theo ông Khánh, nhiều khả năng sẽ không mang lại nhiều tác động như việc gia nhập WTO năm 2007 vì một số lý do.
Thứ nhất, khác với năm 2007, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng đi ra thay vì đi vào các thị trường mới nổi với tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới.
Thứ 2, dòng vốn đi vào thị trường thời gian này sẽ rút kinh nghiệm từ dòng vốn năm 2007. Do đó, sẽ không ồ ạt đi vào thị trường chứng khoán và thị trường tài sản như thời điểm năm 2007 để thổi bùng lên các bong bóng. Bên cạnh đó, xu hướng M&A lĩnh vực này sẽ lên ngôi, sẽ có làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào.
Thứ 3, việc điều hành tiền tệ năm 2015 sẽ khác với năm 2007, các nhà điều hành tiền tệ sẽ biết cách trung hòa dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, không để dòng vốn đầu tư gián tiếp đó không được dung hòa chạy ra thị trường và gây áp lực lên lạm phát.
Thứ 4, các nhà đầu tư năm 2015 đều đã khác so với nhà đầu tư năm 2007, họ khôn khéo hơn và rút được kinh nghiệm rất nhiều sau những năm thăng trầm.
Thứ 5, quản lý thị trường chứng khoán hiện nay cũng đã có những cải thiện đáng kể, các hành vi thao túng giá cũng được khắc phục giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Bên cạnh đó, ông Khánh cũng cho rằng, cần có cái nhìn bình tĩnh về TPP vì hiệp định này chỉ mới hoàn thành được một nửa. Tất cả nghiên cứu và lợi ích được chỉ ra cho đến thời điểm này đều được dựa trên một số giả định. Giả định là nền kinh tế thế giới sẽ không có những biến động hoặc khủng hoảng, giả định rằng sẽ không có phá giá mục tiêu trên thị trường. Và giả định rằng đất nước đó sẽ không nâng thuế nội địa lên để bù đắp lại việc giảm thuế nhập khẩu.Nếu như những giả định đó thì những cơ hội và lợi ích từ TPP chúng ta kỳ vọng mới đạt được, còn nếu không thì cơ hội của chúng ta sẽ khác đi, thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.
TPP sẽ mất 1,5 năm đến 2 năm mới được thông qua, vì vậy những lợi ích mà chúng ta kỳ vọng cũng sẽ ở thì tương lai ít nhất là trong trung hạn khoảng từ 4 đến 5 năm mới có thể thấy rõ được lợi ích đó.
Theo ông Khánh, cơ hội cũng chỉ biến thành hiện thực nếu có năng lực nằm ở tầm quốc gia cũng như tầm doanh nghiệp. Ở tầm quốc gia là cơ sở hạ tầng gồm điện, đường, cầu cảng, sân bay và lực lượng lao động chất lượng ra sao, chất lượng bộ máy hành chính như thế nào?. Ở tầm doanh nghiệp, có nắm bắt được cơ hội hay không cũng phụ thuộc vào năng lực đổi mới tư duy của doanh nghiệp, cần chuyển từ tư duy thụ động sang tư duy chủ động. Chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như là uy tín.
Các bản tin khác
- Bất động sản 2018: Nhà ở tiếp tục là tâm điểm
- Tín dụng siết chặt, lối ra nào cho doanh nghiệp địa ốc?
- Cuộc đua "xanh" của các chủ đầu tư địa ốc
- Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng năm 2018 trong mắt chuyên gia
- Tỷ USD vốn ngoại chờ đổ vào bất động sản Việt Nam
- Cũng là lễ hội hoa, nhưng Bà Nà đã làm thế này mới ra chất
- Cuối năm, cùng dọn dẹp nhà cửa để đón vượng khí, cho năm mới phát tài phát lộc
- Lăng Cô và Hội An sẽ trở thành thị trường cạnh tranh tương hỗ với BĐS Đà Nẵng trong tương lai gần
- “Làn sóng” nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đổ bộ Đà Nẵng
- Sun World Ba Na Hills được Sở Du lịch Đà Nẵng vinh danh
- Cần khung pháp lý cho condotel
- Nguồn vốn tín dụng địa ốc đang hướng tới sức cầu
- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ
- Đà Nẵng vào top 10 nơi đáng sống trên thế giới
- Nhiều nơi đã cấp phép xây dựng condotel theo hình thức căn hộ lưu trú
- Tâm Villa: Điểm nhấn kiến trúc nghỉ dưỡng ấn tượng tại Golden Hills
- Đón “mùa vàng” M&A bất động sản
- Đà Nẵng "thay áo mới" đón Tết
- Bất động sản chiếm vị trí thứ 3 trong dòng vốn đầu tư ngoại
- Kết nối đường giao thông với các khu đô thị, cao ốc