Nếu bộ luật Dân sự (sửa đổi) không điều chỉnh hợp đồng mua, bán nhà, mà dùng luật Nhà ở điều chỉnh sẽ gây bất an trong xã hội.
Đây là quan điểm của đại biểu (ĐB) Huỳnh Ngọc Ánh (Phó chánh án TAND TP.HCM) tại phiên thảo luận của Quốc hội hôm qua về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo bộ luật Dân sự (BLDS) (sửa đổi). Theo ĐB Ánh, luật Nhà ở rất bất cập trong câu chuyện sở hữu chủ xác lập từ khi giao tiền. “Sở hữu nhà cửa là phải đăng ký sở hữu, khi mua, bán phải đăng ký, phải nộp thuế trước bạ... nhưng luật Nhà ở chỉ nói "tiền trao cháo múc" là hợp pháp”, ĐB Ánh nói.
|
Tương tự, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cũng cho rằng quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản rất mơ hồ, không có sự phân biệt giữa động sản và bất động sản là xa lạ với thông lệ quốc tế và sẽ gây ra nhiều tác hại. “Bất động sản là tài sản phải gắn với đất nhưng hiện chúng ta tách đất với nhà khiến tình hình rất rối. Do đó tôi đề nghị phải quy định rõ về thời hiệu cụ thể đối với từng loại”, ông Lịch nói.
Thu thập thông tin riêng tư phải căn cứ pháp luật
Đóng góp ý kiến về quy định liên quan việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin, liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình..., ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng, nếu việc này không tuân thủ quy định của pháp luật mà chỉ căn cứ vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội... là chưa hợp lý.
Cho ý kiến về vấn đề này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng thu thập, thu giữ sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư phải được người đó và các thành viên gia đình đồng ý. “Trước hết phải được người đó đồng ý, còn khi nào người đó mất năng lực hành vi thì lúc đó mới được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình mới đồng ý. Nếu không, trong gia đình tự dưng con cháu có thể thuê công ty thám tử đi thu thập thông tin riêng tư của cha mẹ, ông bà hay là vợ chồng với nhau thì chúng tôi cho rằng như thế cũng là hạn chế quyền đời sống riêng tư của từng công dân”, ĐB Nghĩa phân tích.
Đề cập đến quy định về chuyển đổi giới tính, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nêu quan điểm: “Pháp luật chúng ta đang cấm nhưng lại cho phép ai chuyển đổi rồi thì được thừa nhận. Do đó tôi đề nghị nếu không thừa nhận thì quy định cho rõ ràng, nếu thừa nhận thì phải điều chỉnh lại cho đầy đủ”.
Bên cạnh đó, Phó trưởng đoàn ĐBQH Khánh Hòa Lê Minh Hiền đề nghị việc chụp, đăng tải ảnh bị cáo tại các phiên tòa cần được quy định rõ trong BLDS (sửa đổi) để tránh việc xâm phạm quyền con người. ĐB Hiền cũng đề nghị cần quy định rõ trong luật thế nào là “hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng”, để tránh tùy tiện trong việc sử dụng hình ảnh cá nhân.
Điều tra lại vụ án Huỳnh Văn Nén quá chậm
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 24.10, Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn cho biết trong vụ án Huỳnh Văn Nén đã xuất hiện một số tình tiết mới. Ông Sơn cho biết đến nay, cơ quan điều tra thuộc Viện KSND tối cao đang lãm rõ thông tin tố giác người sát hại bà Nguyễn Thị Bông là một người khác chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén.
Tuy nhiên, về vụ việc này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng việc điều tra lại vụ án đang diễn ra khá chậm chạp: “Phải xem lại chậm chạp do cái gì? Có nể nang không, hay do chưa có sự quan tâm đầy đủ? Nhất thiết phải xem nó là nguyên nhân gì. Vai trò của Viện KSND tối cao rất quan trọng, họ đã kháng nghị như vậy thì theo luật định, phải trực tiếp giám sát việc điều tra lại. Chưa kể vụ án có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động tư pháp thì thuộc thẩm quyền của Viện KSND tối cao”, ông Nghĩa nói và cho rằng hồ sơ về vụ án này đã có nhiều dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp cần phải được làm rõ như đơn tố cáo về hung thủ không đến được cơ quan tố tụng.
“Trong trường hợp này không nên kéo dài và đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an phải nhập cuộc, đồng thời Viện KSND tối cao phối hợp làm cho nhanh chóng hơn”, ông Nghĩa nói.
Thái Sơn
|
Trường Sơn - Thái Sơn
Theo Báo Thanh Niên
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn