(PLO)-Đối với khu đất này, trước đây UBND TP đã có kế hoạch khai thác để lấy nguồn kinh phí phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý và các công trình quan trọng khác của TP với tổng kinh phí trên hàng nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa có văn bản số 4370 đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ TP tối thiểu 600 tỉ đồng liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng khu đất của Tổng Công ty Sông Thu.
Để giải quyết khó khăn
Cụ thể khu đất này là dự án hạ tầng kỹ thuật Khu phức hợp thương mại dịch vụ Bình Hiên – Bình Thuận (Khu thương mại Bình Hiên-Bình Thuận-PV) nằm gần cầu Nguyễn Văn Trỗi (đường Bạch Đằng nối dài, quận Hải Châu). Trước đây, khu đất này là cầu cảng, nhà máy đóng tàu và trụ sở của Tổng Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) nhưng sau đó toàn bộ tổng công ty này được di dời về phường Thọ Quang (quận Sơn Trà).
Toàn cảnh khu vực dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ Bình Hiên – Bình Thuận. Ảnh: LÊ PHI.
Theo Phòng Quản lý đô thị (trực thuộc UBND TP Đà Nẵng) thì Sở TN&MT TP Đà Nẵng, Sở Xây dựng cũng có các báo cáo liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch, chuyển mục đích và thu hồi đất thuộc dự án Khu thương mại Bình Hiên-Bình Thuận.
Trong văn bản, ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng), cho biết về kinh phí liên quan đến việc di dời Nhà máy Sông Thu (trong trường hợp tiền sử dụng đất của dự án nộp về tài khoản của Bộ Quốc phòng) thì “đề nghị Bộ Quốc phòng (hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng ủy quyền) hỗ trợ TP tối thiểu 600 tỉ đồng”.
Số tiền 600 tỉ đồng này gồm các khoản như: hoàn trả số tiền UBND TP đã cấp cho Ban giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 (nay là Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP) để tạm ứng kinh phí đền bù cho Tổng Công ty Sông Thu là 100 tỉ đồng; hoàn trả cho TP kinh phí xây dựng hạ tầng và bờ kè để có được mặt bằng khu vực dự án nêu trên khoảng 200 tỉ đồng.
Dự án này nằm cuối đường Bạch Đặng nối dài, bên bờ sông Hàn, cạnh cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý. Ảnh: LÊ PHI.
Ngoài ra, theo quy định trước đây, đối với các khu đất chuyển mục đích sử dụng từ đất quốc phòng sang đất phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội thì nguồn kinh phí thu được do khai thác quỹ đất sẽ được đưa vào ngân sách của địa phương. Đối với khu đất này, trước đây UBND TP đã có kế hoạch khai thác để lấy nguồn kinh phí phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý và các công trình quan trọng khác của TP với tổng kinh phí trên hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo quy định mới của Chính phủ thì tiền sử dụng đất đối với dự án này phải nộp vào ngân sách của Bộ Quốc phòng dẫn đến TP sẽ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn kinh phí phục vụ cho việc thanh, quyết toán cũng như đầu tư các công trình trọng điểm nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Vì vậy, UBND TP đề nghị Bộ Quôc phòng hỗ trợ số tiền khoảng 300 tỉ đồng để TP giải quyết một phần khó khăn nêu trên. Như vậy, tổng số tiền mà TP Đà Nẵng đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ là 600 tỉ đồng.
Đất thương mại sẽ thành đất ở đô thị
Cũng theo văn bản ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) gửi Bộ Quốc phòng, về nguyên tắc TP ủng hộ phương án điều chỉnh quy hoạch dự án Khu thương mại Bình Hiên-Bình Thuận.
Cụ thể là điều chỉnh diện tích phân khu A2-7 từ 6.000m2 thành 10.176m2 để dự kiến bố trí cho Tập đoàn Viettel; phân khu A2-5 và A2-6 chia làm bốn khu nhỏ để thuận lợi khai thác; phân khu A2-4 giữ nguyên diện tích. Điều chỉnh mặt cắt tuyến đường nối từ nút T12-T23 từ 14m (3,5m-7,5m-3,0m) thành 20,5m (5m-10,5m-5m) để đáp ứng nhu cầu giao thông của khu vực.
Về mục đích sử dụng đất, thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh các khu đất đất thương mại dịch vụ thành đất ở đô thị.
Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) đầu tư dự án. Ảnh: LÊ PHI.
Về thủ tục giao đất, UBND TP Đà Nẵng ủng hộ chủ trương theo đề nghị của Bộ Quốc phòng về việc cho phép Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) đầu tư dự án. Để đảm bảo thủ tục về đất đai theo đúng quy định, giao Sở TN&MT TP Đà Nẵng báo cáo Bộ TN&MT xin ý kiến bằng văn bản liên quan đến thủ tục pháp lý về giao đất trước khi triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.
UBND TP Đà Nẵng cũng đồng ý chủ trương tách phần hạ tầng giao thông nội bộ (khu vực Nhà máy Sông Thu) ra khỏi dự án hạ tầng kỹ thuật Khu thương mại dịch vụ Bình Hiên- Bình Thuận (không tính đường Bạch Đằng nối dài), giao đơn vị được giao đất sử dụng đất tự bỏ kinh phí triển khai thực hiện.
Về triển khai thực hiện, ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh phương án điều chỉnh theo chủ trương để trình TP xem xét, phê duyệt. Theo đó, sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt, giao Sở TN&MT thu thập hồ sơ, đề xuất giá đất cụ thể, báo cáo Hội đồng thẩm định giá đất TP, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
Lê Phi
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro