Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô là giá bán ra của nhà nhập khẩu thay vì giá CIF đã kèm thuế nhập khẩu như trước, theo Nghị định mới có hiệu lực từ đầu năm sau.
Riêng với mặt hàng ôtô nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi, giá làm căn cứ tính thuế là giá bán ra của nhà nhập khẩu (giá bán buôn) nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Nếu thấp hơn mức này, giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định. "Giá vốn" được giải thích là giá tính thuế nhập khẩu kèm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu sẽ thay đổi từ năm 2016. Ảnh minh họa:Bá Đô. |
Theo quy định cũ, giá tính thuế chỉ là giá CIF nhập tại cảng kèm thuế nhập khẩu. Như vậy, giá thuế tiêu thụ đặc biệt phải cộng thêm một phần lợi nhuận, chi phí, cước vận chuyển từ nhà nhập khẩu tới tay đại lý phân phối cho người tiêu dùng. Theo lý giải của Bộ Tài chính - cơ quan đưa ra đề xuất thay đổi - cách tính thuế này đảm bảo sự công bằng và thống nhất giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, việc này còn mục đích chống khai gian lận thuế của các nhà nhập khẩu, sản xuất ôtô nhỏ lẻ và tránh tình trạng thất thu thuế.
Không chỉ thay đổi giá tính thuế, Chính phủ cũng đang trình Quốc hội sửa đổi một số Luật về thuế trong đó có việc giảm gấp đôi thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu dòng xe phân khối nhỏ, phổ thông. Theo tính toán của Bộ Tài chính, đến năm 2019, những dòng xe được giảm mạnh nhất khoản thuế này có thể giảm giá tới 42%. Ngược lại, các dòng xe phân khối lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, giá chưa phù hợp với thu nhập người dân, sẽ phải chịu thuế suất tiêu thụ đặc biệt cao.
Ngoài thay đổi về cách giá tính thuế, Nghị định sửa đổi này cũng quy định việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất sẽ được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng thực tế khi tái xuất khẩu. Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Các quy định có hiệu lực từ 1/1/2016.
Theo Thanh Thanh Lan (Vnexpress)
Các bản tin khác
- Kêu gọi đầu tư công viên 29/3 theo hình thức xã hội hoá
- Sẽ bỏ sổ hộ khẩu
- Đã cấp hơn 41 triệu “sổ đỏ” trên cả nước
- Mua đất nền dự án Khu đô thị Yên Thế - Bắc Sơn được hỗ trợ vay vốn 80% giá trị
- Đà Nẵng “mở hướng” cho các dự án điểm nhấn kiến trúc
- 75% doanh nghiệp bất động sản có lãi
- Đà Nẵng: Đền bù giải tỏa, bố trí tái định cư và thu tiền sử dụng đất quy về một mối
- Xử lý vướng mắc về tiếp nhận quỹ đất tái định cư
- “Lãi vay tại Việt Nam quá cao so với các nước”
- Bàn chuyện người nước ngoài mua nhà
- 10 việc bạn không nên làm chốn công sở
- Giải quyết nợ đất tái định cư
- Đà Nẵng có đô thị mới dưới triền đê sông
- Đà Nẵng sẽ mua lại đất của doanh nghiệp bố trí cho hộ tái định cư
- Thay đổi chủ trương đầu tư hạ tầng dự án tái định cư
- Mở rộng thẩm quyền của văn phòng công chứng
- Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ
- Cần quy định thống nhất thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản
- 7 trường hợp không được cấp “sổ đỏ”
- 6 tồn tại của pháp luật về bất động sản