Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô là giá bán ra của nhà nhập khẩu thay vì giá CIF đã kèm thuế nhập khẩu như trước, theo Nghị định mới có hiệu lực từ đầu năm sau.
Riêng với mặt hàng ôtô nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi, giá làm căn cứ tính thuế là giá bán ra của nhà nhập khẩu (giá bán buôn) nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Nếu thấp hơn mức này, giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định. "Giá vốn" được giải thích là giá tính thuế nhập khẩu kèm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu sẽ thay đổi từ năm 2016. Ảnh minh họa:Bá Đô. |
Theo quy định cũ, giá tính thuế chỉ là giá CIF nhập tại cảng kèm thuế nhập khẩu. Như vậy, giá thuế tiêu thụ đặc biệt phải cộng thêm một phần lợi nhuận, chi phí, cước vận chuyển từ nhà nhập khẩu tới tay đại lý phân phối cho người tiêu dùng. Theo lý giải của Bộ Tài chính - cơ quan đưa ra đề xuất thay đổi - cách tính thuế này đảm bảo sự công bằng và thống nhất giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, việc này còn mục đích chống khai gian lận thuế của các nhà nhập khẩu, sản xuất ôtô nhỏ lẻ và tránh tình trạng thất thu thuế.
Không chỉ thay đổi giá tính thuế, Chính phủ cũng đang trình Quốc hội sửa đổi một số Luật về thuế trong đó có việc giảm gấp đôi thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu dòng xe phân khối nhỏ, phổ thông. Theo tính toán của Bộ Tài chính, đến năm 2019, những dòng xe được giảm mạnh nhất khoản thuế này có thể giảm giá tới 42%. Ngược lại, các dòng xe phân khối lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, giá chưa phù hợp với thu nhập người dân, sẽ phải chịu thuế suất tiêu thụ đặc biệt cao.
Ngoài thay đổi về cách giá tính thuế, Nghị định sửa đổi này cũng quy định việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất sẽ được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng thực tế khi tái xuất khẩu. Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Các quy định có hiệu lực từ 1/1/2016.
Theo Thanh Thanh Lan (Vnexpress)
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay