Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, sau gói 30.000 tỉ đồng sẽ có thêm chính sách hỗ trợ người dân mua nhà.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, sau gói 30.000 tỉ đồng sẽ có thêm chính sách hỗ trợ người dân mua nhà. Ảnh: VGP |
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội diễn ra hôm nay (3-11), trước các lo lắng của đại biểu Quốc hội về nhà ở cho người có công và chính sách nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, quan tâm đến người có công nói chung, trong đó có vấn đề nhà ở, là quan điểm nhất quán của Đảng, Chính phủ.
Việc người có công đang ở trong ngôi nhà không đảm bảo chất lượng chắc chắn sẽ được giải quyết để họ được sống trong môi trường tốt hơn.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay có khoảng 70.000 hộ được Ủy ban Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu hỗ trợ và hơn 330.000 hộ theo báo cáo của các địa phương, trước mắt Chính phủ đã yêu cầu cân đối nguồn vốn hỗ trợ cho gần 80.000 hộ. Tiếp theo, sẽ cân đối ngân sách, bố trí đủ cho các hộ còn lại theo từng giai đoạn.
Về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, hiện giải ngân gói hỗ trợ này đang diễn ra rất tốt và khi có nguồn cung nhà ở xã hội nhiều sẽ giải ngân hết.
Bộ trưởng cũng nêu rõ, trong Luật Nhà ở quy định, Nhà nước có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội và người dân mua nhà ở xã hội được vay nguồn vốn với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ định các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Chính sách Xã hội tham gia.
Hỗ trợ cho người dân để vay mua nhà với lãi suất thấp là công việc lâu dài. Vì thế, khi giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục có chương trình dài hạn cho người dân vay với lãi suất thấp để cải thiện nhu cầu về nhà ở.
Về vi phạm của công trình 8B Lê Trực, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, ngay khi nhận được báo cáo, Bộ Xây dựng đã phối hợp với UBND TP. Hà Nội kiểm tra, rà soát và đề ra các biện pháp xử lý.
Từ vụ việc sai phạm của công trình trên, Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương tập trung nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TPHCM.
Các địa phương cần lưu tâm đến thiết kế đô thị, quản lý một cách phù hợp, hài hoà, đảm bảo hiệu quả đầu tư, đồng thời đảm bảo cảnh quan kiến trúc để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Với trách nhiệm của cơ quan chủ quản về quản lý đô thị, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp tích cực hơn với các địa phương kiểm tra, rà soát để xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, gây bức xúc trong người dân, góp phần cho công tác quản lý xây dựng tốt hơn.
Theo Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Đà Nẵng - 40 năm xây dựng và phát triển (1975-2015)
- Đột phá từ đầu tư hạ tầng đô thị
- Soi năng lực Sun Group - nhà đầu tư sân bay Quảng Ninh 7.500 tỷ
- Gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân đến 1/6/2016
- Xây dựng phương án bán 286 căn hộ chung cư
- VinaCapital đầu tư 50 triệu USD dự án khu biệt thự, khách sạn ven biển
- Quyết liệt thực hiện chủ đề Năm văn hóa văn minh đô thị
- Đẩy mạnh xã hội hóa công chứng - thể chế công chứng tiếp tục được tăng cường
- Bộ Xây dựng nắm tình hình triển khai quy hoạch đô thị Đà Nẵng
- Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt: 3 nơi đáng sống với người Mỹ về hưu
- Những kiểu nhà tuyệt đối không nên mua
- Cho vay kích cầu nhà ở
- Đồng thuận giải tỏa triển khai dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Top 10 công trình và sự kiện tạo dấu ấn 40 năm của Đà Nẵng
- Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng
- Sun Group trở thành nhà đầu tư xây sân bay Quảng Ninh
- Tháng 2, giao dịch BĐS thành công cao gấp đôi năm 2014
- Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng tiến hành phiên họp Ban Chấp hành đầu năm 2015
- Tiếp cận đất đai thuận lợi
- Phát triển quỹ tiết kiệm nhà ở nhìn từ các nước Châu Á