Người nước ngoài mua nhà tại VN cần điều kiện gì? Các điều kiện thủ tục, giấy tờ cần thiết để Việt kiều và người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn về các vấn đề liên quan đến điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần thiết để Việt kiều và người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Về hình thức và số lượng nhà ở được sở hữu: Theo quy định mới, Việt kiều có thể sở hữu nhà ở hoặc nền đất thuộc dự án nhà ở thương mại trong nước với số lượng không hạn chế.
Còn với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư. Trong đơn vị hành chính cấp phường có nhiều tòa nhà chung cư thì họ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
Đối với nhà ở riêng lẻ trong dự án nhà ở thương mại thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng cụ thể như sau:
+ Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì họ chỉ được sở hữu không quá 10% (tương đương 250 căn) trên tổng số lượng nhà ở của dự án đó.
+ Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì họ cũng chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.
Luật Nhà ở năm 2014 được đánh giá có nhiều quy định thông thoáng hơn cho phép Việt kiều, người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Ảnh minh họa: nguồn internet |
- Điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần thiết để người nước ngoài, Việt kiều được sở hữu nhà ở trong nước:
- Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, đối với Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam thì phảicòn giá trị và có dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
Còn với trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam.
Với cá nhân nước ngoài thì hộ chiếu phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý.
Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.
- Phương thức thanh toán:
Việc thanh toán tiền mua bán, thuê nhà ở có thể thực hiện thông qua tổ chức tín dụng hoặc sử dụng tiền mặt, theo sự thoả thuận giữa các bên trong nội dung hợp đồng.
Còn việc thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà ở qua tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Việt kiều và việc chuyển tiền bán, cho thuê mua nhà ở ra nước ngoài của các đối tượng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể.
- Thời hạn sở hữu nhà tại Việt Nam được quy định cho người nước ngoài:
Tối đa là 50 năm.
- Người nước ngoài có được quyền mua bán không?
Theo quy định mới của Luật Nhà ở năm 2014, thì cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Còn với tổ chức nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
+ Nếu bên mua, bên nhận tặng cho là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước hay Việt kiều thì họ sẽ được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
+ Nếu bên mua, bên nhận tặng là tổ chức, cá nhân nước ngoài (thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì họ chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
- Hợp đồng mua bán
Theo quy định tại Điều 6 Luật Công chứng thì: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt”. Vì vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. Người phiên dịch do bên yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Việc giao dịch nhà ở thông qua doanh nghiệp bất động sản thì có thể áp dụng theo mẫu được quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP. Các mẫu hợp đồng này có thể lập song ngữ và để đảm bảo tính pháp lý thì nên có người phiên dịch.
Các bản tin khác
- Thị trường nhà ở sẽ tiếp tục tăng trưởng
- Đà Nẵng sẽ đầu tư thêm một số khu đô thị mới
- Thị trường đất nền: Miếng bánh có còn ngon?
- Những số liệu thống kê thú vị về thị trường bất động sản nửa đầu 2017
- Tháng 11 sẽ khởi công dự án Công viên phần mềm số 2
- Mở bán đất nền biệt thự ven sông Cổ Cò
- Nhà đầu tư Đà Nẵng đang làm giàu từ đâu?
- Nhận đất xây nhà tại Nam Đà Nẵng với 150 triệu đồng
- Sau khai trương, sản phẩm của Cocobay Đà Nẵng thêm hút khách
- Sun River City - "mới không cần phải khác biệt"
- Trao sổ đỏ đợt đầu cho cư dân mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước
- Quy định quản lý nguồn đất rẻo sau chỉnh trang đô thị
- Có gì ở Sun World khiến du khách “mê” đến thế?
- Cấp quyền sử dụng từ chương trình bán thí điểm nhà chung cư
- Phải nêu tên dự án nhà ở tại Tp.HCM cấm người nước ngoài mua
- Hơn 605 tỷ đồng đầu tư dự án Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside
- Sun River City – làn gió mới trên thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Đầu tư sinh lợi với dự án Coco Skyline Resort tại Đà Nẵng
- Nguồn cung lớn, chủ đầu tư địa ốc ra “chiêu độc” bán hàng
- Kêu gọi đầu tư Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn