Ngày 11/11, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện pháp luật đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng bất động sản. Đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 19/NQ-CP, Nghị quyết số 36a/NQ-CP và Chỉ thị số 24/CT-TTg.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh: Bất động sản là tài sản có ý nghĩa về mặt kinh tế, là đối tượng của phần lớn các giao dịch dân sự - kinh tế, thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật, tìm ra những giải pháp nhằm tạo thuận lợi tối đa để các giao dịch về bất động sản phát huy được vai trò kinh tế là trách nhiệm và yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, hệ thống quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã và đang dần được hoàn thiện, trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động đầu tư vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Chẳng hạn, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, xóa đăng ký thế chấp còn kéo dài hoặc chưa rõ ràng; việc công khai thông tin còn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân... Đáng chú ý, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký thế chấp còn khiêm tốn, dẫn tới hệ quả là việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước hoặc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho người dân còn chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì thế, Bộ Tư pháp đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, rà soát pháp luật hiện hành, khảo sát thực tiễn làm cơ sở đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký trực tuyến đối với giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và mong nhận được những đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật của các chuyên gia.
Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm Phạm Tuấn Ngọc chia sẻ, để triển khai đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng bất động sản, đòi hỏi phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm. Ngoài ra, việc đăng ký trực tuyến này phải đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản, dễ tiếp cận cũng như phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch bảo đảm, tạo thuận lợi trong việc quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm của các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính và giảm tối đa chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng tình, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai) Mai Văn Phấn cho rằng, thực hiện mô hình đăng ký trực tuyến về đất đai và bất động sản giúp tăng cường năng lực công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, cung cấp thông tin chính xác nhất, nhanh nhất và mới nhất cho mọi đối tượng có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Chỉ ra nhiều lợi ích kinh tế - xã hội mà mô hình này sẽ trực tiếp mang lại, ông Phấn đặc biệt quan tâm đến lợi ích việc người dân và các tổ chức có thể tiếp cận được với thông tin đất đai, với giá trị kinh tế rất lớn của thông tin đất đai và một hành lang pháp lý đầy đủ.
Thục Quyên
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay