CafeLand – Sau nhiều năm liền trầm lắng, thị trường bất động sản hiện đã phục hồi và khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, bên cạnh số lượng dự án tăng nhanh, con số giao dịch kỷ lục công bố thì số dự án “trùm mền” cũng gia tăng, không ít khách hàng vẫn “dính” quả lừa khi mua nhà. Những điều đó đặt câu hỏi, liệu tính minh bạch của thị trường bất động sản đang ở đâu?
Khách hàng đang "gặp khó" khi tìm hiểu thông tin để mua nhà.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không đúng thời hạn, làm nhiễu loạn, sai lệch thông tin về thị trường bất động sản. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nghị định này được xem như một công cụ đắc lực để hạn chế những thông tin “ảo” và góp phần làm minh bạch thông tin cho thị trường bất động sản.
Trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản đã thực sự khởi sắc với hàng loạt dự án được chào bán, con số giao dịch thành công cũng tăng lên đột biến. Tuy nhiên, hiện thị trường đang xuất hiện nhiều dấu hiệu lo ngại, như nguồn cung phân khúc cao cấp tăng nhanh, trong khi phân khúc đang có nhu cầu ở thực lớn là nhà ở có diện tích vừa và nhỏ, giá bán dưới 15 triệu/m2 ngày càng khan hiếm. Hàng loạt dự án dù chỉ mới mở bán nhưng đã công bố cháy hàng, thậm chí nhiều dự án đã xuất hiện tình trạng xếp hàng tranh mua.
Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân, từ nay đến năm 2016, chỉ riêng tại TP.HCM có khoảng 60.000 căn hộ mới, trong đó chiếm lượng lớn là phân khúc trung và cao cấp. Nhiều dự án công bố trong lễ mở bán đã bán gần hết hàng. Số liệu giao dịch của các công ty nghiên cứu thị trường thì cũng có độ chênh khá lớn. Khách hàng không thể biết đâu mới là con số chính xác của thị trường?.
“Hiện nay vẫn chưa có một con số chính xác nào về lượng giao dịch thành công thực của thị trường, muốn có con số chính xác thì phải dựa vào số liệu từ Sở Xây dựng, cục thuế và các ngân hàng cho vay bất động sản”, tiến sĩ Nhân nói.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường đang ấm lên, bên cạnh hàng loạt dự án mới được giới thiệu, thì nhiều dự án “trùm mền” nhiều năm trước cũng được tái khởi động, một số được hợp tác phát triển. Tuy nhiên, theo báo cáo của HoREA, thành phố hiện có 1.219 dự án, nhưng có đến 405 dự án chưa khởi công, 189 dự án đã bị thu hồi chủ trương đầu tư. Trong số 325 dự án đã khởi công thì có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công (nếu tính các dự án tạm ngưng thi công và chưa khởi công thì số lượng lên đến 502 dự án chiếm 41,18%). Theo ông Châu, sở dĩ các dự án “trùm mền” tăng cao có một phần nguyên nhân xuất phát từ việc khó khăn trong khâu giải tỏa, đền bù.
Tính minh bạch của thị trường bất động sản luôn là một dấu hỏi lớn và quá khó với khách hàng. Thực tế, đã có vô số câu chuyện đau lòng khi khách hàng bỏ tiền vào các dự án của những nhà đầu tư không uy tín, không có khả năng tài chính, làm dự án chậm tiến độ, thậm chí “trùm mền” nhiều năm trời. Chị Hồng Phượng, một khách hàng mua nhà tại dự án chung cư Gia Phú (đường Lê Văn Chí, quận Thủ Đức) đã phải ngậm trái đắng khi không nắm rõ thông tin dự án, năng lực chủ đầu tư. Hơn 15 năm trời làm việc cật lực, tích cóp để mua một căn nhà nhưng ước mơ chính đáng đó của chị đã bị “cướp” đi khi chủ đầu tư làm ăn gian dối, che đậy thông tin bán một căn hộ cho nhiều người. Hiện tại, trong khi chủ đầu tư “chạy làng” thì chị Hồng Phượng và hàng trăm khách hàng khác chỉ biết khóc mếu, các cơ quan thẩm quyền cũng bất lực.
Theo một chuyên gia bất động sản, khách hàng dù có kỹ đến mấy cũng rất khó nắm được hết thông tin chính xác của dự án, năng lực của chủ đầu tư. Đặc biệt, nếu tìm hiểu qua kênh môi giới, trên mạng internet thì thông tin càng nhiễu loạn. Cách lý tưởng nhất nhưng cũng rất khó đó là chủ đầu tư tự giác công bố thông tin của mình, cùng với đó là ngân hàng cho vay, và sự tham gia quản lý của chính quyền, cơ quan chức năng.
Hiện nay, mặc dù mới khởi sắc trở lại nhưng nhiều chuyên gia đã nhận định thị trường bất động sản đã manh nha dấu hiệu của “bong bóng” trở lại. Nếu không có những cơ chế, điều chỉnh tính minh bạch thôn tin thì đây là mầm móng tích tụ những nguy cơ tiềm tàng cho thị trường bất động sản.
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng