(PLO)- Ông Vũ Ngọc Thành (Chánh Văn phòng Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) cho biết ngày 1-12, UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép chuyển đổi Phòng công chứng số 2 (TP Bảo Lộc) thành Văn phòng công chứng Lê Trung Kiên, với giá quyền nhận chuyển đổi là 1,8 tỉ đồng.
Đây cũng là mô hình chuyển đổi thành công phòng công chứng sang Văn phòng công chứng đầu tiên trên cả nước. Như vậy sau hơn 20 năm tồn tại, Phòng công chứng số 2 (Lâm Đồng) chính thức chấm dứt hoạt động.
Sở dĩ có sự chuyển đổi này là do thực hiện theo quy định chuyển đổi Phòng công chứng sang Văn phòng công chứng theo Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015.
Theo ông Vũ Ngọc Thành, quá trình chuyển đổi có thuận lợi là nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả từ các sở, ngành liên quan và sự đồng thuận của đa số đảng viên, công chức, viên chức, người lao động…
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng gặp không ít khó khăn, vì đây là mô hình làm thí điểm và chưa có địa phương nào trên cả nước thực hiện.
Cụ thể, khó khăn đầu tiên là nhận thức của công chứng viên, viên chức, người lao động về chủ trương chuyển đổi còn nhiều tâm tư, ý kiến trái chiều, do sợ công việc bấp bênh sau chuyển đổi, sợ việc giải quyết chế độ không thỏa đáng…
Khó khăn thứ hai là Nghị định 29/2015 còn có những vấn đề bất cập như: cách tính giá quyền nhận chuyển đổi còn khá chung chung, định tính và thiếu căn cứ tính toán giá; việc quy định buộc văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của phòng công chứng được chuyển đổi còn thiếu tính khả thi vì không có chế tài áp dụng. Ngoài ra, việc quy định phải đấu giá đối với những Phòng công chứng có giá quyền nhận chuyển đổi lớn nhưng không quy định mức bao nhiêu được coi là có giá trị lớn cũng dẫn đến lúng túng.
Thứ ba là khó khăn trong việc giải quyết chế độ chính sách cho công chứng viên, viên chức, người lao động sau khi chuyển đổi, làm sao bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của họ, đảm bảo họ tiếp tục có việc làm, thu nhập ổn định.
Bên cạnh đó, công chứng viên, viên chức, người lao động đã đồng thuận cao với phương thức chuyển đổi là giao cho chính họ được nhận lại quyền chuyển đổi Phòng công chứng nơi họ đang làm việc với giá trị nhận chuyển đổi phù hợp. Điều này đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục được đồng hành trong môi trường mới trên một nền tảng thương hiệu, uy tín đã có do chính họ tạo dựng nên.
Riêng trụ sở của Phòng công chứng số 2 được đề xuất cho Văn phòng công chứng Lê Trung Kiên nhận chuyển đổi thuê lại với giá ưu đãi trong thời gian dài.
“Việc chuyển đổi thành công Phòng công chứng số 2 trong tổng số năm phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chấm dứt sự bao cấp của Ngân sách Nhà nước cấp cho đơn vị này mỗi năm gần nửa tỉ đồng, giảm được bảy biên chế, thu về cho ngân sách 1,8 tỉ đồng” - ông Thành nói.
Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Hoàng Huy Trường (Trưởng phòng công tác Hành chính Tư pháp - Bổ trợ tư pháp, Cục Công tác phía Nam của Bộ Tư pháp) cho biết thêm: “Hiện tại khu vực phía Nam có hai địa phương TP Cần Thơ và tỉnh Lâm Đồng được UBND tỉnh phê duyệt đề án cho chuyển đổi từ phòng công chứng sang văn phòng công chứng. Trong đó, Cần Thơ hiện có hai Phòng công chứng đều đã được phê duyệt đề án cho chuyển đổi sang văn phòng công chứng.
NGÂN NGA
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Ngân hàng Nhà nước từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
- Đầu tư theo kênh nào để sinh lời?
- Đà Nẵng: Cấm chủ đầu tư bán nhà đất dưới mọi hình thức khi dự án chưa đủ thủ tục pháp lý
- 5.581 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn 1
- Ô tô Indonesia 300 triệu, xe Thái 400 triệu đổ về Việt Nam
- Du lịch Đà Nẵng 2017 kỳ vọng bùng nổ với lễ hội pháo hoa
- Đà Nẵng siết chặt hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, căn hộ
- NGHỊ QUYẾT HĐND THÀNH PHỐ: Đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016
- Kinh nghiệm chọn mua chung cư
- Đà Nẵng sẽ đầu tư 9.677 tỷ đồng tái cấu trúc phát triển đô thị
- Bất động sản làm tăng áp lực lên hạ tầng của Đà Nẵng
- WB và ADB ủng hộ dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Khẩn trương giải quyết việc đền bù, giải tỏa dự án Trung tâm thương mại Chợ Cồn và công viên thành phố
- Nghiên cứu khả thi dự án Di dời ga đường sắt và Tái phát triển đô thị TP Đà Nẵng do Tư vấn quốc tế của WB thực hiện
- Đấu giá lô đất lớn góc đường Ngô Quyền–Võ Văn Kiệt
- Dự án KCN Hòa Khánh mở rộng: Chia lô cho công nhân xây nhà ở
- Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới
- Xác định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Đà Nẵng
- Không lo tiền bị 'chôn' trong bất động sản
- Đà Nẵng đáng sống, cần thêm “đáng đầu tư”