VIỆT HOA
(PLO)- Trong khi chờ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 43/2014 của Chính phủ, cho phép TP.HCM được làm thí điểm, ủy quyền cho các quận - huyện cấp giấy chứng nhận và thực hiện đăng ký biến động về nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
Việc phân cấp này cũng không trái Luật Đất đai 2013 và sẽ tạo điều kiện cho các quận, huyện quản lý tốt hơn do sát thực tế nhà đất, quản lý địa bàn ở địa phương; nhằm tháo gỡ những ách tắc, giảm áp lực hồ sơ tại Sở TNMT, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận (GCN) và đăng ký biến động nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân”.
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành có liên quan dự thảo văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ TNMT với nội dung như trên.
Tuy nhiên, từ TP khi triển khai thực hiện Nghị định 43/2014 (kể từ thời điểm ngày 1-7-2015, khi TP áp dụng mô hình Văn phòng đăng ký một cấp theo Luật Đất đai 2013), việc GCN nhận thuộc thẩm quyền của Sở TNMT, không phân cấp về cho quận, huyện nữa. Do đó, lượng hồ sơ cấp GCN tập trung dồn về Sở TNMT để ký cấp GCN đã quá tải. Thống kê của Sở TNMT, bình quân mỗi tháng Sở TNMT tiếp nhận khoảng 9.000 hồ sơ từ quận, huyện chuyển về. Từ đó đã tạo ra ách tắc, trễ hạn trong xử lý hồ sơ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân trong các giao dịch dân sự.
Từ thực tế này, TP đã chỉ đạo các sở ngành dự thảo văn bản xin Trung ương tháo gỡ với nội dung nêu trên. Tuy nhiên, TP cũng lưu ý là việc thí điểm chỉ thực hiện với điều kiện là các địa phương phải hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đảm bảo đầy đủ nhân sự làm công tác này, có đạo đức, trình độ.
Theo mô hình trước đây, ngoài văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP (nay là Văn phòng đăng ký đất đai TP thuộc Sở TNMT), thì mỗi quận, huyện có một Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc phòng TNMT quận, huyện). UBND quận, huyện sẽ ký cấp toàn bộ các GCN cho người dân trên địa bàn.
Đến Luật Đất đai 2013, các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện chuyển thành chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai TP. Tất cả những trường hợp cấp GCN không phải lần đầu (cấp GCN cho chủ mới sau khi mua bán, hoặc giấy cũ bị mất, bị hư hỏng...) sẽ do Sở TNMT ký cấp. Những loại hồ sơ này sẽ được chuyển từ các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai về Văn phòng đăng ký đất đai TP và chuyển cho Sở TNMT ký. GCN sau khi ký sẽ chuyển về VPĐK TP rồi về các chi nhánh VPĐK để trả cho dân.
Tuy nhiên, khi thực hiện theo quy định mới này, hàng ngàn hồ sơ cấp GCN trên địa bàn TP đã bị ách tắc và TP đã phải có văn bản kiến nghị với nội dung như trên.
|
VIỆT HOA
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Công bố dự án nút giao thông Điện Biên Phủ-Nguyễn Tri Phương Người dân đồng thuận phương án hầm chui
- Dự án F.HOME: "Về đích" cùng cơ hội nhà ở trung tâm Đà Nẵng
- Kiến nghị xác định khu vực người nước ngoài không được mua nhà
- Chuyển 25.000m2 đất trồng lúa sang xây dựng công trình
- QUẬN HẢI CHÂU Triển khai xây dựng hai tuyến phố chuyên doanh mới
- Xu hướng mới: Bỏ tiền vào nhà phố thương mại
- Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng
- Quốc hội thông qua 4 Luật
- Dự án nào nóng nhất Đà Nẵng hiện nay?
- Euro Village Đà Nẵng - Sức hút từ một dự án "vàng"
- Đà Nẵng thu hồi các dự án ‘bất động’ trong thời gian dài
- Giá nhà “leo thang” theo giá vật liệu xây dựng
- Giải pháp thu hút FDI vào Đà Nẵng
- Nguy cơ lớn nhất với nhà đầu tư bất động sản thứ cấp hiện nay
- Trung Nam Group khẳng định làm nhà đầu tư điện năng chất lượng, hiệu quả
- Lễ hội Hanami đầu tiên tại Asia Park
- Hình thành khu phố thương mại cao cấp tại Đà Nẵng
- FPT City Đà Nẵng: Dự án tỷ USD đầu tiên chào thị trường quý II/2016
- Biến động gói vay 30.000 tỷ đồng Thị trường Đà Nẵng ổn định
- ‘Bom tấn bất động sản’ của Vingroup 2016