VIỆT HOA
(PLO)- Trong khi chờ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 43/2014 của Chính phủ, cho phép TP.HCM được làm thí điểm, ủy quyền cho các quận - huyện cấp giấy chứng nhận và thực hiện đăng ký biến động về nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
Việc phân cấp này cũng không trái Luật Đất đai 2013 và sẽ tạo điều kiện cho các quận, huyện quản lý tốt hơn do sát thực tế nhà đất, quản lý địa bàn ở địa phương; nhằm tháo gỡ những ách tắc, giảm áp lực hồ sơ tại Sở TNMT, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận (GCN) và đăng ký biến động nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân”.
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành có liên quan dự thảo văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ TNMT với nội dung như trên.
Tuy nhiên, từ TP khi triển khai thực hiện Nghị định 43/2014 (kể từ thời điểm ngày 1-7-2015, khi TP áp dụng mô hình Văn phòng đăng ký một cấp theo Luật Đất đai 2013), việc GCN nhận thuộc thẩm quyền của Sở TNMT, không phân cấp về cho quận, huyện nữa. Do đó, lượng hồ sơ cấp GCN tập trung dồn về Sở TNMT để ký cấp GCN đã quá tải. Thống kê của Sở TNMT, bình quân mỗi tháng Sở TNMT tiếp nhận khoảng 9.000 hồ sơ từ quận, huyện chuyển về. Từ đó đã tạo ra ách tắc, trễ hạn trong xử lý hồ sơ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân trong các giao dịch dân sự.
Từ thực tế này, TP đã chỉ đạo các sở ngành dự thảo văn bản xin Trung ương tháo gỡ với nội dung nêu trên. Tuy nhiên, TP cũng lưu ý là việc thí điểm chỉ thực hiện với điều kiện là các địa phương phải hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đảm bảo đầy đủ nhân sự làm công tác này, có đạo đức, trình độ.
Theo mô hình trước đây, ngoài văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP (nay là Văn phòng đăng ký đất đai TP thuộc Sở TNMT), thì mỗi quận, huyện có một Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc phòng TNMT quận, huyện). UBND quận, huyện sẽ ký cấp toàn bộ các GCN cho người dân trên địa bàn.
Đến Luật Đất đai 2013, các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện chuyển thành chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai TP. Tất cả những trường hợp cấp GCN không phải lần đầu (cấp GCN cho chủ mới sau khi mua bán, hoặc giấy cũ bị mất, bị hư hỏng...) sẽ do Sở TNMT ký cấp. Những loại hồ sơ này sẽ được chuyển từ các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai về Văn phòng đăng ký đất đai TP và chuyển cho Sở TNMT ký. GCN sau khi ký sẽ chuyển về VPĐK TP rồi về các chi nhánh VPĐK để trả cho dân.
Tuy nhiên, khi thực hiện theo quy định mới này, hàng ngàn hồ sơ cấp GCN trên địa bàn TP đã bị ách tắc và TP đã phải có văn bản kiến nghị với nội dung như trên.
|
VIỆT HOA
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
- Cấp bách xây nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
- Bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn trước Tết âm lịch 2016
- Bất động sản nhen nhóm tăng giá: “Con dao hai lưỡi”
- Bất động sản “hạng thương gia” vẫn hút khách
- ĐỂ “ĐẤT VÀNG” THÀNH CƠ HỘI VÀNG Đà Nẵng quy hoạch kéo dài dòng sông
- Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Hướng dẫn mới về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Thị trường bất động sản có phất ảo?
- Vì sao Đà Nẵng hủy chủ trương hỗ trợ lãi suất cho người nộp tiền sử dụng đất?
- Đưa dự án giải tỏa khu dân cư khu vực chợ Cồn vào danh sách các công trình trọng điểm
- Đà Nẵng: Giá căn hộ cao nhất tới 73 triệu đồng/m2
- Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Sợ luật mới: Ồ ạt lập DN nhà đất 'hạng gà, hạng lông'
- Chính phủ chỉ đạo gỡ khó vốn cho bất động sản
- Làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn
- Nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
- Chờ hệ số K
- Nỗi lòng của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài
- Cuộc đua cho vay giữa các ngân hàng: Dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh?