VIỆT HOA
(PLO)- Trong khi chờ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 43/2014 của Chính phủ, cho phép TP.HCM được làm thí điểm, ủy quyền cho các quận - huyện cấp giấy chứng nhận và thực hiện đăng ký biến động về nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
Việc phân cấp này cũng không trái Luật Đất đai 2013 và sẽ tạo điều kiện cho các quận, huyện quản lý tốt hơn do sát thực tế nhà đất, quản lý địa bàn ở địa phương; nhằm tháo gỡ những ách tắc, giảm áp lực hồ sơ tại Sở TNMT, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận (GCN) và đăng ký biến động nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân”.
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành có liên quan dự thảo văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ TNMT với nội dung như trên.
Tuy nhiên, từ TP khi triển khai thực hiện Nghị định 43/2014 (kể từ thời điểm ngày 1-7-2015, khi TP áp dụng mô hình Văn phòng đăng ký một cấp theo Luật Đất đai 2013), việc GCN nhận thuộc thẩm quyền của Sở TNMT, không phân cấp về cho quận, huyện nữa. Do đó, lượng hồ sơ cấp GCN tập trung dồn về Sở TNMT để ký cấp GCN đã quá tải. Thống kê của Sở TNMT, bình quân mỗi tháng Sở TNMT tiếp nhận khoảng 9.000 hồ sơ từ quận, huyện chuyển về. Từ đó đã tạo ra ách tắc, trễ hạn trong xử lý hồ sơ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân trong các giao dịch dân sự.
Từ thực tế này, TP đã chỉ đạo các sở ngành dự thảo văn bản xin Trung ương tháo gỡ với nội dung nêu trên. Tuy nhiên, TP cũng lưu ý là việc thí điểm chỉ thực hiện với điều kiện là các địa phương phải hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đảm bảo đầy đủ nhân sự làm công tác này, có đạo đức, trình độ.
Theo mô hình trước đây, ngoài văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP (nay là Văn phòng đăng ký đất đai TP thuộc Sở TNMT), thì mỗi quận, huyện có một Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc phòng TNMT quận, huyện). UBND quận, huyện sẽ ký cấp toàn bộ các GCN cho người dân trên địa bàn.
Đến Luật Đất đai 2013, các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện chuyển thành chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai TP. Tất cả những trường hợp cấp GCN không phải lần đầu (cấp GCN cho chủ mới sau khi mua bán, hoặc giấy cũ bị mất, bị hư hỏng...) sẽ do Sở TNMT ký cấp. Những loại hồ sơ này sẽ được chuyển từ các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai về Văn phòng đăng ký đất đai TP và chuyển cho Sở TNMT ký. GCN sau khi ký sẽ chuyển về VPĐK TP rồi về các chi nhánh VPĐK để trả cho dân.
Tuy nhiên, khi thực hiện theo quy định mới này, hàng ngàn hồ sơ cấp GCN trên địa bàn TP đã bị ách tắc và TP đã phải có văn bản kiến nghị với nội dung như trên.
|
VIỆT HOA
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- “Mục tiêu gói 30.000 tỷ không phải tiêu thật nhanh”
- Đổi đô, bán vàng miếng không đúng chỗ: Nếu bị bắt là mất hết!
- Cầu Rồng đoạt giải thưởng EEA danh giá nhất thế giới
- Khai trương Premier Village Danang Resort
- Đà Nẵng sẽ chấm dứt chủ trương cho chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất
- Động lực mới cho phát triển
- “Và con tim đã vui trở lại”
- Bất động sản khó khăn do “quá tôn trọng thị trường”
- Giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn?
- Khởi công dự án Bến du thuyền và CLB Thể thao dưới nước
- Tìm hiểu kỹ khi mua căn hộ chung cư
- Những điểm cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán nhà ở
- Hoạt động của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Sydney và Canberra: Bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Ô-xtrây-lia
- Tiền đang "chạy" khỏi ngân hàng?
- Tòa nhà hành chính độc đáo ở Đà Nẵng sắp hoàn thành
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang được đánh thức
- Đà Nẵng triển khai Luật Đất đai năm 2013
- “Gói 50.000 tỷ” không hỗ trợ lãi suất, không tiền ngân sách
- Tiếp tục nới điều kiện mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng
- Thị trường căn hộ chung cư cao cấp ở Đà Nẵng: Lại hút khách ngoài tỉnh