VIỆT HOA
(PLO)- Trong khi chờ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 43/2014 của Chính phủ, cho phép TP.HCM được làm thí điểm, ủy quyền cho các quận - huyện cấp giấy chứng nhận và thực hiện đăng ký biến động về nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
Việc phân cấp này cũng không trái Luật Đất đai 2013 và sẽ tạo điều kiện cho các quận, huyện quản lý tốt hơn do sát thực tế nhà đất, quản lý địa bàn ở địa phương; nhằm tháo gỡ những ách tắc, giảm áp lực hồ sơ tại Sở TNMT, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận (GCN) và đăng ký biến động nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân”.
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành có liên quan dự thảo văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ TNMT với nội dung như trên.
Tuy nhiên, từ TP khi triển khai thực hiện Nghị định 43/2014 (kể từ thời điểm ngày 1-7-2015, khi TP áp dụng mô hình Văn phòng đăng ký một cấp theo Luật Đất đai 2013), việc GCN nhận thuộc thẩm quyền của Sở TNMT, không phân cấp về cho quận, huyện nữa. Do đó, lượng hồ sơ cấp GCN tập trung dồn về Sở TNMT để ký cấp GCN đã quá tải. Thống kê của Sở TNMT, bình quân mỗi tháng Sở TNMT tiếp nhận khoảng 9.000 hồ sơ từ quận, huyện chuyển về. Từ đó đã tạo ra ách tắc, trễ hạn trong xử lý hồ sơ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân trong các giao dịch dân sự.
Từ thực tế này, TP đã chỉ đạo các sở ngành dự thảo văn bản xin Trung ương tháo gỡ với nội dung nêu trên. Tuy nhiên, TP cũng lưu ý là việc thí điểm chỉ thực hiện với điều kiện là các địa phương phải hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đảm bảo đầy đủ nhân sự làm công tác này, có đạo đức, trình độ.
Theo mô hình trước đây, ngoài văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP (nay là Văn phòng đăng ký đất đai TP thuộc Sở TNMT), thì mỗi quận, huyện có một Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc phòng TNMT quận, huyện). UBND quận, huyện sẽ ký cấp toàn bộ các GCN cho người dân trên địa bàn.
Đến Luật Đất đai 2013, các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện chuyển thành chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai TP. Tất cả những trường hợp cấp GCN không phải lần đầu (cấp GCN cho chủ mới sau khi mua bán, hoặc giấy cũ bị mất, bị hư hỏng...) sẽ do Sở TNMT ký cấp. Những loại hồ sơ này sẽ được chuyển từ các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai về Văn phòng đăng ký đất đai TP và chuyển cho Sở TNMT ký. GCN sau khi ký sẽ chuyển về VPĐK TP rồi về các chi nhánh VPĐK để trả cho dân.
Tuy nhiên, khi thực hiện theo quy định mới này, hàng ngàn hồ sơ cấp GCN trên địa bàn TP đã bị ách tắc và TP đã phải có văn bản kiến nghị với nội dung như trên.
|
VIỆT HOA
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- Rắc rối từ CMND mới
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế theo hình thức BT
- Vay tiền mua nhà: Thận trọng khi ngân hàng "đại hạ giá"
- Đấu giá 17 khu đất mặt tiền
- Giá đất kêu gọi đầu tư mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh nối dài: 45,3 - 49,1 triệu đồng/m2
- LỐI RA CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- Làm quy hoạch đô thị: "Không để hậu thế trách giận tiền nhân"
- Điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore
- GIÁ TRỊ THỰC TÒA NHÀ HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- Xây cầu đi bộ qua sông Hàn
- Khởi công Dự án Nhà ở xã hội liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Đà Nẵng
- Thẩm định 8 đồ án quy hoạch, kiến trúc
- Giá đất tái định cư khu dân cư An Cư 5
- Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng
- Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm
- Thống nhất chọn 05 địa điểm tái định cư thuộc Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP GIẢ BÚT PHÊ, CHỮ KÝ CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒNG TRỤC LỢI
- Phó thống đốc ngân hàng và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp: Sẽ bảo lãnh tín chấp đến 5.000 tỷ để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng
- Chính phủ sẽ ra tay "cứu" BĐS, chứng khoán