ĐNĐT - Là một con phố nhỏ không quá dài và rộng, đường Lê Hồng Phong lưu giữ những khoảnh khắc hiếm hoi giữa phố thị sôi động như sợi dây vô hình níu bước chân người, khiến ai vô tình bắt gặp cũng thấy thêm yêu thành phố.
acebook Linkhay Google Bookmarks Twitter Gửi tin qua Email In bài viết này
Nhìn từ ngã tư, phố Lê Hồng Phong rợp bóng những hàng cây xanh |
Đường Lê Hồng Phong là đại diện, minh chứng cho sự có mặt từ rất sớm của những con đường ở Đà Nẵng. Có điểm đầu vuông góc với đường Bạch Đằng kéo dài tới đường Hoàng Diệu, con phố Lê Hồng Phong sở hữu những quán cà phê khá trữ tình, khiến ai đi ngang qua cũng muốn ghé.
Theo cuốn sách “Đường phố Đà Nẵng” của tác giả Thạch Phương – Phạm Ngô Minh, NXB Đà Nẵng, 2002, Lê Hồng Phong là con phố được đổi tên nhiều nhất ở Đà Nẵng.
Đầu tiên, con phố này có tên gọi là Rue Deroulède (tên một đại tá trong quân đội viễn chinh Pháp) năm 1902, đến năm 1919 được đổi lại thành Rue de la Marne, năm 1955 được đổi thành Hàm Nghi và tới năm 1975 thì được đổi thành Lê Hồng Phong và giữ nguyên cho tới ngày nay.
Theo dòng lịch sử, tôi hình dung ra một con phố yên bình của những căn nhà nhỏ khiêm tốn núp mình dưới hàng cây xanh với nhịp sống thật chậm rãi, khoan thai của Đà Nẵng xưa cũ.
Bây giờ, Lê Hồng Phong là một trong những tuyến đường quan trọng, là điểm cắt -nối của đường Trần Phú, Yên Bái, Nguyễn Chí Thanh, Phan Châu Trinh, Hoàng Diệu, nó cũng khoác lên mình vẻ khang trang, nhiều tiện ích hơn.
Đường tuy nhỏ, vỉa hè khá chật hẹp, nhưng mỗi lần đi ngang qua tôi lại thấy vài người khách nước ngoài đang chăm chú đứng chụp hình một góc của căn nhà một tầng nào đó trên con phố, hoặc chỉ đơn giản dừng lại để nhìn không gian là lạ của những quán cà phê tọa lạc trên tuyến phố này.
Đó có thể là không gian thoáng đãng trên vỉa hè Lê Hồng Phong - Trần Phú của quán Saphia, hay không gian sân vườn đầy cây xanh của Lá café, hay một chút trẻ trung, độc đáo của Patio café mỗi lần ngồi tám chuyện cùng bạn bè, hay phong cách hiện đại, sang trọng xen kẽ những nét mộc mạc, giản đơn của quán Vilan.
Chỉ dài khoảng hơn 1km nhưng lúc nào con phố nhỏ Lê Hồng Phong cũng tấp nập người qua lại. Người ta dễ dàng thấy những chiếc xe ghé vội vào quán bún chả cá ngon nức tiếng nằm khiêm tốn bên đường khiến ai đã ăn một lần không thể quên được vị thanh ngọt của nước bún, hay mùi thơm đậm vị, dai dai của chả cá chiên hoặc hấp.
Cũng có khi đó là tiếng cười nói rộn ràng, trong trẻo của các em học sinh trường THCS Sào Nam mỗi sáng tới trường, là những câu chuyện buổi sớm của các cô, các chú đến chơi thể thao tại Trung tâm văn hóa quận Hải Châu. Chẳng biết từ khi nào, nơi đây trở thành điểm hẹn của những người yêu thể thao, từ cầu lông, bóng bàn đến khiêu vũ…
Không quá dài, nhưng tuyến đường này cũng thu hút khá đông khách du lịch vì có những khách sạn nhỏ nhỏ, xinh xinh nhưng không kém phần tiện nghi như Pink House, Golden Gate…
Những khách sạn này thuận tiện cho du khách bởi nằm ngay trong trung tâm thành phố, gần những điểm tham quan nổi tiếng như Bảo tàng điêu khắc Chăm, cầu Rồng… và các địa điểm mua sắm, các cửa hàng thời trang.
Giống như nhiều tuyến đường nằm song song như Thái Phiên, Trần Quốc Toản, con đường mang tên nhà cách mạng Lê Hồng Phong, Tổng bí thư thứ 2 của Đảng cộng sản Đông Dương cũng đang chịu sức ép của giao thông hai chiều.
Không quá dài nhưng đây là con đường nối với nhiều tuyến đường lớn, việc kinh doanh, buôn bán luôn nhộn nhịp, lại có nhiều trụ sở của các công ty, đơn vị tọa lạc nên vào giờ cao điểm có nhiều xe qua và hay xảy ra tình trạng kẹt xe.
Tuy nhiên, nếu ai là người ưa hoài niệm, khi chạy xe qua con đường này nhìn về phía sông Hàn sẽ thấy con đường rất đẹp và thơ mộng mỗi khi chiều về. Ánh nắng dìu dịu xuyên qua từng tán lá của hàng cây cổ thụ hai bên đường nhảy nhót trên mặt đất những lúc thưa xe qua lại, đôi ba cô bán hàng rong, hay những cụ già lớn tuổi ngồi trầm ngâm trong ánh chiều khiến con đường đẹp như một bức tranh. Những khoảnh khắc hiếm hoi giữa phố thị sôi động như sợi dây vô hình níu bước chân người, khiến ai vô tình bắt gặp cũng thấy thêm yêu thành phố.
Bài và ảnh: Thu Hà
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng