Mặc dù chưa có dấu hiệu bong bóng bất động sản, nhưng trong bối cảnh lượng hàng tồn kho trên thị trường vẫn cao và tín dụng đổ vào bất động sản (BĐS) đang tăng mạnh, nhà đầu tư (NĐT) và doanh nghiệp (DN) cần cẩn trọng để tránh bị rơi vào thời kỳ bong bóng thứ 2, sau giai đoạn 2008-2010.
Hiện thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu cần khắc phục. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Bàn về vấn đề có hay không nguy cơ bong bóng bất động sản, GS-TS. Đặng Hùng Võ khẳng định, trong vòng 3 đến 4 năm tới, thị trường chưa thể có bong bóng. Tuy rằng gần đây thanh khoản và giá cả có tăng lên, nhưng tốc độ không quá nhanh. Khác với trước đây, khi thị trường phát triển tự phát, giá nhà ở ngày hôm sau có khi tăng vài phần trăm so với ngày hôm trước, thì hiện nay thị trường đã minh bạch hơn, nhà đầu tư hoạt động chuyên nghiệp hơn, khung pháp lý cũng hoàn thiện hơn, nên bong bóng bất động sản khó xảy ra.
Tuy nhiên, vẫn phải cẩn trọng bởi hệ quả của bong bóng bất động sản những năm 2008-2010 là một lượng lớn hàng tồn kho vẫn còn tồn đọng, được ví như “cục máu đông” của thị trường. Hiện lượng hàng tồn kho dù đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn tới một nửa. Làm thế nào để năm 2016 tiêu thụ được nốt nửa còn lại là câu hỏi đặt ra cho cơ quan quản lý. “Có lẽ để giải quyết bài toán tồn kho thì giải pháp quy hoạch là tốt nhất”, ông Võ nhận định.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. NguyễnTrí Hiếu cho biết, hiện tín dụng bất động sản đã tăng lên đến 350.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 8% trong tổng dư nợ tín dụng. Mặc dù vẫn chưa có dấu hiệu bong bóng bất động sản, nhưng lượng hàng tồn kho trên thị trường vẫn còn cao.
Mặt khác, ngoài con số 8% trên, còn lượng vốn vay lớn trong hệ thống ngân hàng được thế chấp bằng bất động sản. Chuyên gia này nhận định, tổng mức tín dụng được thế chấp bằng bất động sản trên cả nước có thể lên tới 60%. Như vậy, một khi thị trường rơi vào thời kỳ bong bóng, nợ xấu lại tiếp tục sẽ thực sự là nỗi lo với nền kinh tế.
Còn theo GS-TS. Đặng Hùng Võ, hiện thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu như cơ chế mua bán nhà ở hình thành trong tương lai còn bất cập, chưa có giải pháp cụ thể để đảm bảo quyền lợi của 3 bên là người mua nhà, ngân hàng và chủ đầu tư.
Ngoài ra, nguồn cung sản phẩm trên thị trường chưa thực sự đa dạng, DN còn thiếu nguồn vốn trung và dài hạn để triển khai dự án, lãi suất cho vay mua nhà mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao với người dân có thu nhập thấp… Để giải quyết những tồn đọng này, theo ông Võ, cần có sự nỗ lực từ tất cả các phía, từ cơ quan Nhà nước, nhà đầu tư và cả Hiệp hội bất động sản.
Chuyên gia này cũng kiến nghị, để có nguồn vốn dài hạn phát triển dự án, Nhà nước nên cho phép chủ đầu tư thế chấp nhà đất tại ngân hàng nước ngoài, bởi các ngân hàng này có nguồn vốn trung và dài hạn khá tốt, họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay bất động sản.
Nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi gì?
Thị trường bất động sản hồi phục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, cơ chế chính sách cần phải rõ ràng hơn. Ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội môi giới bất động sản Singapore cho biết, bản thân ông đang đầu tư vào bất động sản Việt Nam, ông hiện rất băn khoăn về chính sách phát triển bất động sản trong thời gian tới, đặc biệt khi nhà đầu tư nước ngoài rót vốn mạnh vào thị trường, thì liệu cơ quan quản lý phía Việt Nam có thực hiện siết chặt thị trường hay không?.
Ông Foo đưa ví dụ, tại Singapore, khi thị trường địa ốc phát triển nóng, Chính phủ nước này đã phải kiểm soát khiến nhiều nhà đầu tư phải tìm cơ hội tại thị trường nước ngoài. Ước tính, nhà đầu tư Singapore đã rót khoảng 3 tỷ USD vào thị trường địa ốc nước ngoài trong năm 2013 và 4,5 tỷ USD vào năm 2014, trong đó 91% là chảy về các thị trường như Anh và Úc.
“Chính sách đưa ra cần có tầm nhìn dài hạn, với thị trường bất động sản Việt Nam, chỉ cần đáp ứng đủ các yếu tố như thị trường minh bạch, chính sách rõ ràng, nhất quán thì sẽ thu hút được nhà đầu tư. Trong thời gian tới, nhà đầu tư Singapore sẽ chú ý đến không chỉ bất động sản nhà ở, mà còn cả bất động sản thương mại, các khu công nghiệp tại Việt Nam”, ông Foo cho biết.
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp