Ngày 22-12, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ chủ trì cuộc họp với các sở, ngành và đơn vị liên quan để nghe báo cáo phương án đầu tư cầu mới qua sông Hàn theo chủ trương đã được Thường trực HĐND và Thường vụ Thành uỷ thống nhất.
Phương án làm hầm đường bộ qua sông Hàn được đánh giá cao tại cuộc họp
Tại cuộc họp, Công ty CP Tư vấn Thiết kế Cầu Lớn–Hầm trực thuộc Bộ GTVT - đơn vị được Sở GTTVT thành phố phối hợp tiến hành khảo sát cho rằng, việc xây dựng công trình vượt qua sông Hàn nối khu vực vòng xoay Đường 3/2 - đường Đống Đa sang phía đường Ngô Quyền và tiếp nữa kết nối với đường Hoàng Sa ven biển thông qua đường Vương Thừa Vũ là hết sức cần thiết và cấp bách. Công trình được đầu tư sẽ góp phần giảm tải cho các cầu trên sông Hàn, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác và tạo điều kiện rút ngắn hành trình chạy xe giữa khu vực trung tâm (phía Tây) với khu vực đô thị ven biển (phía Đông) của sông Hàn. Cụ thể, đơn vị đã đề xuất 2 phương án là xây hầm chui, sử dụng kết cấu hầm kín và hở bằng bê tông; hoặc cầu qua sông, sử dụng kết cấu nhịp chính là cầu nâng (cầu cất).
Qua thảo luận, các ý kiến đóng góp từ các đơn vị dự họp đều ủng hộ phương án làm hầm đường bộ qua sông Hàn với quy mô là công trình vượt sông vĩnh cửu, mặt cắt ngang 6 làn xe cơ giới, thời gian thi công dự kiến 24 tháng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho phương án hầm này là 3.094 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 143 tỷ đồng. Vị trí được thống nhất có điểm đầu nối nút giao đường Đống Đa - 3/2 - Bạch Đằng (bờ phía quận Hải Châu), điểm cuối nối nút giao đường Vân Đồn – Trần Thánh Tông (bờ phía quận Sơn Trà).
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Đặng Việt Dũng, để giải bài toán ùn tắc giao thông khu vực 2 bên bờ sông Hàn cần phải có một giải pháp tổng thể, tính toán lưu lượng giao thông cho chính xác xem điểm nghẽn giao thông tại đâu, từ đó tính toán các giải pháp cụ thể, trong đó có tính đến phương án xây dựng công trình vượt sông. Đánh giá về phương án do đơn vị tư vấn đề xuất, ông cho rằng đây là một phương án táo bạo, đồng thời kiến nghị các đơn vị liên quan phải giải được bài toán kinh tế, cụ thể là xác định nguồn ngân sách để đầu tư công trình, trong đó phải có tính toán chi phí duy tu bảo dưỡng vốn là một con số không nhỏ.
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ ủng hộ về mặt chủ trương đối với đề xuất xây dựng công trình vượt sông nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay cũng như trong tương lai giữa 2 khu vực thuộc hạ lưu cầu sông Hàn. Theo nhận định của Chủ tịch thành phố, phương án làm hầm vượt sông là tối ưu hơn xây cầu do có ưu điểm là đảm bảo an toàn cho các phương tiện vượt sông trong mùa mưa bão, đồng thời hài hòa về mặt cảnh quan và phù hợp với quy hoạch không gian để phát triển trục văn hoá, lễ hội dọc hai bờ sông Hàn, đảm bảo điều kiện để thành phố phát triển du lịch. Ông cũng yêu cầu Sở GTVT mời thêm các nhà tư vấn khác để có nhiều phương án lựa chọn. Theo đó, nếu thống nhất phương án hầm hay cầu, cũng đều phải tổ chức lấy ý kiến phản biện của nhân dân và các chuyên gia trước khi đi đến quyết định đầu tư cuối cùng. Chủ tịch cũng giao nhiệm vụ cho Sở GTVT phối hợp Sở KHĐT, Trung tâm khai thác quỹ đất và Văn phòng UBND TP gấp rút rà soát và đề xuất nguồn vốn để bố trí đầu tư công trình theo phương án xây dựng – chuyển giao (BT) hoặc từ nguồn vốn ngân sách, trong đó có tính đến khoản ngân sách Trung ương còn nợ chưa trả cho thành phố.
QUỲNH ĐAN
Theo Cổng TTĐT Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay