Đà Nẵng không phải là địa phương có nhiều con sông như nhiều tỉnh, thành khác ở nước ta. Nói về Đà Nẵng, người ta thường nghĩ về bãi biển, mà cách đây chưa lâu, được tạp chí Forbes xếp loại là một trong 6 bãi biển “quyến rũ nhất hành tinh”. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng được nhiều người biết đến với cái tên sông Hàn - con sông đẹp và thơ mộng chảy ngang thành phố và những cây cầu độc đáo, có thể xem là “độc nhất vô nhị” của cả nước. Nói đến Đà Nẵng, người ta cũng thường gọi đó là “Thành phố Sông Hàn”. Ngoài ra cũng có thể kể đến các con sông khác như sông Yên, sông Cu Đê, sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò…
acebook Linkhay Google Bookmarks Twitter Gửi tin qua Email In bài viết này
Cần khai thác tiềm năng của sông Hàn phục vụ du lịch sông nước. Ảnh: VÕ TRIỆU HẢI |
Để khai thác tốt tiềm năng du lịch của thành phố, không thể xem nhẹ vai trò của các con sông. Mặc dù, với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, cảnh quan hai bên bờ sông, nhất là sông Hàn đã có nhiều thay đổi. Làng quê hai bên bờ sông đã mất dần, nhường chỗ cho những công trình, khu dân cư mang đặc trưng của đô thị, thế nhưng không phải vì thế mà bỏ qua việc khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch của sông Hàn.
Cũng đã khá lâu, người Đà Nẵng quen thuộc với chiếc thuyền rồng đồ sộ thỉnh thoảng ngược xuôi sông Hàn và đậu tại trước Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Cái “nhà hàng nổi” này chủ yếu rời bến khi có đủ khách hoặc có ai thuê chuyến mới chạy.
Những năm sau này, nhiều chiếc tàu được cải hoán thành thuyền du lịch cũng xuất hiện ngược xuôi sông Hàn, hình thành một loại hình du lịch mới trên sông cho Đà Nẵng.
Đối với hai bờ sông Hàn, sau này, khi chợ Hàn được xây dựng thành trung tâm mua sắm phục vụ du lịch, đây sẽ là điểm thu hút khách du lịch đến bằng đường bộ và cả đường sông. Và tất nhiên sẽ là một bến ghé của những con tàu chở khách du lịch. Bến du thuyền đang khẩn trương thi công sẽ là một “điểm nhấn” cho sông Hàn cũng như cho du lịch đường sông của Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, dọc hai bên bờ sông sẽ hình thành các điểm bán hàng lưu niệm, các vườn tượng đá, công viên nhỏ, khu ẩm thực... Sẽ có nhiều loại tàu thuyền với các kích cỡ, công suất, kiểu dáng và sức chứa khác nhau, đi kèm theo là một số bến tàu nhỏ cho du khách ghé lên bờ mua sắm, nghỉ ngơi…
Việc du ngoạn trên sông có thể đi theo nhóm 5, 10, 15 người hoặc nhiều hơn, chứ không phải lên chiếc thuyền rồng, đủ số lượng khách mới xuất bến như trước đây nữa. Các tour du lịch sông nước xuất phát từ sông Hàn còn khai thác các tuyến du lịch quanh bán đảo Sơn Trà, Làng Vân hay xa hơn là Cù lao Chàm.
Cũng có thể chạy quanh vịnh Liên Chiểu ra Làng Vân, thăm cù lao Hàn (Hòn Chảo, hay còn gọi là “Sơn Trà con). Đến ven bán đảo Sơn Trà bạn có thể ghé bãi Tiên Sa (tên thường gọi là bãi Giăng Nghé) - một bãi tắm đẹp dưới chân núi Sơn Trà, tắm biển, nghỉ ngơi, thưởng thức những món hải sản tươi tại Khu du lịch Tiên Sa và trở về khi hoàng hôn buông xuống để ngắm thành phố vào lúc hoàng hôn…
Du khách không chỉ theo tàu xuôi dòng về phía biển, mà có thể ngược về phía thượng lưu để ghé thăm Công viên Đài Tưởng niệm thành phố, Làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ và mới đây là Công viên Châu Á, và không lâu nữa là Khu du lịch làng quê Hòa Xuân…
Cũng rất nên có những chuyến ngắm cảnh Đà Nẵng lung linh sắc màu về đêm, xem cầu quay, xem rồng phun lửa, phun nước trên cầu Rồng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước và thưởng thức những câu hát về con sông Hàn hoặc nghe giới thiệu về “sự tích” ra đời của những chiếc cầu, cũng như ôn lại một thuở nhọc nhằn của những chuyến phà qua lại trên sông Hàn...
Du khách cũng có thể chọn du lịch bằng canô loại nhỏ có sức chứa 20 khách ngược dòng đến sông Vĩnh Điện ghé thăm Mân Quang (phường Hòa Quý) là những làng quê êm ả ven thành phố, ngắm cảnh sinh hoạt của cư dân ven sông, tham quan những di tích lịch sử cách mạng. Bên cạnh đó là những con sông Yên, Cu Đê… cũng có thể thực hiện những “tour sông nước”.
Chẳng hạn, đi trên sông Yên, du khách sẽ ghé thăm Làng nghề chiếu Cẩm Nê, Làng nón La Bông, thăm làng quê trong những ngày mùa rộn rã, những nơi còn mang đậm nét làng quê, mộc mạc và nguyên sơ… Với sông Cu Đê, du khách có thể xuống bến tại cầu Nam Ô rồi ngược dòng lên Khu du lịch sinh thái Thọ Yên-Hòa Bắc với những điểm dừng đầy thú vị hai bên bờ sông.
Ngoài ra, từ lợi thế sông Hàn cần khai thông sông Cổ Cò để kết hợp du lịch, qua đó, du khách có thể ghé thăm Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn với Lễ hội Quán Thế Âm nổi tiếng và Làng đá mỹ nghệ Non Nước, Khu di tích K20 hoặc xuôi về Cửa Đại, đến thăm phố cổ Hội An...
Khai thác được tiềm năng du lịch sông nước, Đà Nẵng có sức hấp dẫn du khách hơn, xóa đi cái nhận xét Đà Nẵng chỉ là nơi trung chuyển, chỗ dừng chân để du khách đi Hội An, Mỹ Sơn, Huế do không có gì để giữ chân khách. Và để du lịch Đà Nẵng có những bước phát triển đột phá, “đón đầu” sự ra đời của các dự án du lịch đang và sẽ được hình thành, ngành du lịch thành phố phải xác định những trọng tâm, trong đó có những kế hoạch ưu tiên du lịch sông, biển, làng quê, đồi rừng…
Dân Hùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng