Chiều 15/1, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2016, định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Trong năm 2015, Cục KSTTHC đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đề ra trên tất cả các lĩnh vực công tác: quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC; phối hợp, đôn đốc thực hiện công tác kiểm soát TTHC tại các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; hợp tác quốc tế về cải cách, kiểm soát TTHC; triển khai Đề án 896; thường trực Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ… Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Cục trưởng Cục KSTTHC cho biết, trong năm qua, các Bộ, ngành, địa phương ước tính đã thực hiện đánh giá tác động 2.087 TTHC quy định tại 409 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (tăng 61 thủ tục so với năm 2014); ban hành 2.139 Quyết định công bố TTHC để cập nhật, công khai TTHC và văn bản QPPL có hiệu lực thi hành trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC (tăng gấp đôi so với năm 2014); tiếp nhận và xử lý 2.098 phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính (tăng 817 phản ánh, kiến nghị so với năm 2014; thực hiện rà soát 2.342 TTHC, nhóm TTHC (tăng gần 1.000 TTHC so với năm 2014), trong đó có phương án cụ thể để sửa đổi, bổ sung và cắt giảm 3.170 TTHC thuộc thẩm quyền, trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, cắt giảm 2.836 TTHC.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác KSTTHC sẽ tập trung theo hướng đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng tập trung, trực tiếp giải quyết công việc, có sự giám sát chặt chẽ của cấp có thẩm quyền, sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức liên quan; thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt Ban cán sự, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng ghi nhận, biểu dương những kết quả mà Cục KSTTHC đã đạt được trong năm 2015. Thứ trưởng nhấn mạnh, công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, trong đó có KSTTHC có mối liên hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong khi đó, nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân về vai trò của KSTTHC còn chưa đúng và đầy đủ, nên dù có nhiều cố gắng, tiến bộ và ngày càng hiệu quả nhưng công tác này vẫn chưa đáp ứng được được yêu cầu chung cũng như mong muốn của người dân, doanh nghiệp.
Bước sang năm 2016, Thứ trưởng đề nghị Cục KSTTHC tập trung tham mưu giúp Bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để kiểm soát chặt chẽ các văn bản quy phạm pháp luật từ khâu soạn thảo đến khi thi hành, đảm bảo hạn chế tối đa những TTHC không cần thiết; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong KSTTHC… Thứ trưởng tin tưởng rằng với sự nỗ lực, cố gắng của từng cá nhân và tinh thần đoàn kết trong toàn đơn vị, Cục KSTTHC sẽ có những bước tiến lớn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KSTTHC trong Bộ, ngành nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Các bản tin khác
- Nhà giá rẻ chờ… hướng dẫn
- Vay mua nhà ở xã hội lãi suất 6%/năm
- BĐS Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối 2013?
- Tự ý ép nhựa CMND, phải cấp đổi lại
- Đầu năm Âm lịch: Thời điểm sôi động nhất của thị trường BĐS
- Mở rộng cầu Hòa Xuân
- Săn ôtô cũ đón giảm phí trước bạ
- Năm Rắn, rót tiền vào đâu để sinh lời?
- Nhiều công trình lớn chuẩn bị khởi công
- GUINNESS WORLD RECODS CÔNG NHẬN TUYẾN CÁP TREO THỨ 3 BÀ NÀ ĐẠT 4 KỶ LỤC THẾ GIỚI
- ĐƯỜNG HOA XUÂN BẠCH ĐẰNG 2013 CHÍNH THỨC KHAI MẠC, MỞ CỬA ĐÓN DU KHÁCH THAM QUAN
- Năm Tỵ, tản mạn về rắn
- Quy định giá bán căn hộ tại khu dân cư An Hòa
- Đà Nẵng 360 độ
- Cứu địa ốc là vực dậy hàng trăm ngành liên quan
- Sót người thừa kế: Có thể khai bổ sung
- Hơn 5.714 tỷ đồng thực hiện dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
- Việt Nam xúc tiến gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế
- Thành phố Đà Nẵng công bố 21 điểm nhấn kiến trúc
- Có thể cấm mua nhà, xe bằng tiền mặt