“An cư lạc nghiệp”! Ngôi nhà luôn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, chỉ cần một chút sơ sẩy khi xây hay mua nhà cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu và rất khó để sửa chữa sau này.
Hãy tham khảo những tư vấn dưới đây để yên tâm hơn và không hối hận khi mua nhà.
1. Các vấn đề pháp lý
Vấn đề pháp lý là rất quan trọng vì quyết định đến quyền sở hữu của gia chủ, do đó trước khi đặt cọc thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem giấy tờ nhà có hợp pháp hay không? Ngôi nhà mà bạn mua có nằm trong diện quy hoạch, tranh chấp gì hay không? Ngoài ra thì nếu ngôi nhà thuộc phạm vi mở rộng, giải tỏa đường… cũng sẽ khiến cho bạn gặp nhiều rắc rối, mất thời gian.
Bên cạnh giấy tờ pháp lý, bạn cũng cần kiểm tra thật cẩn thận về sơ đồ trong giấy tờ nhà và đối chiếu với con số đo đạc thực tế xem có khớp nhau hay không? Nếu có ý định đập bỏ để xây nhà mới thì nên hỏi kỹ chính quyền địa phương xem có được phép xây mới trên mảnh đất đó không? Tối đa là bao nhiêu tầng?
2. Thiết kế xây dựng
Hay nói cách khác đó chính là kết cấu của ngôi nhà. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá chất lượng của ngôi nhà đó. Tuy nhiên với vấn đề này thì bạn cần nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của những người có chuyên môn.
Nên hỏi chủ cũ để được xem hồ sơ thiết kế cũ để đánh giá được chất lượng thật của ngôi nhà. Rất có thể bê tông sàn chỉ là đúc giả, kết cấu làm đơn giản để bán, như vậy thì không đảm bảo được độ bền và trong trường hợp muốn xây thêm tầng cũng không khả thi.
3. Hệ thống điện nước
Để đảm bảo là không phải gọi cho thợ sửa chữa điện nước và hút hầm cầu thường xuyên, tốn kém chi phí và gián đoạn sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên kiểm tra kỹ đường điện và hệ thống cấp thoát nước.
Với các thiết kế nhà ở hiện đại ngày nay thì đa phần hệ thống điện sẽ được làm âm tường. Mặc dù cách thi công này đảm bảo cho tính thẩm mỹ và an toàn trong quá trình sử dụng, song khi muốn kiểm tra chất lượng thì không hề dễ. Bạn cần sự trợ giúp của một thợ điện chuyên nghiệp, hoặc xem hợp đồng thanh toán các trang bị cho ngôi nhà đó để chắc rằng họ sử dụng loại chất lượng tốt. Thực hiện tương tự đối với hệ thống cấp và thoát nước.
4. Hướng nhà, cửa sổ và bố trí bên trong
Nếu không đủ điều kiện kinh tế để cải tạo lại hoặc không muốn cải tạo nhiều, bạn nên để ý thật kỹ đến các cách bố trí cầu thang, hướng gió, hướng nắng, hướng của bếp và phòng ngủ… xem có phù hợp với ý muốn và quan niệm, sức khỏe của các thành viên trong gia đình hay không? Tốt nhất là nên hạn chế mua những căn nhà hướng nắng nóng, thiếu ánh sáng tự nhiên, và có những phòng không có cửa sổ.
5. Hạ tầng cơ sở
Là yếu tố cuối cùng song cũng không kém phần quan trọng. Có không ít gia chủ mới chuyển đến nhà mới được một thời gian ngắn thì đã ân hận và muốn chuyển đi ngay vì đường phía trước nhà được nâng lên, làm cho nhà thấp xuống, gây ngập nước vào mùa mưa…
Các bản tin khác
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại dự án Khu dân cư Bàu Mạc