“An cư lạc nghiệp”! Ngôi nhà luôn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, chỉ cần một chút sơ sẩy khi xây hay mua nhà cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu và rất khó để sửa chữa sau này.
Hãy tham khảo những tư vấn dưới đây để yên tâm hơn và không hối hận khi mua nhà.
1. Các vấn đề pháp lý
Vấn đề pháp lý là rất quan trọng vì quyết định đến quyền sở hữu của gia chủ, do đó trước khi đặt cọc thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem giấy tờ nhà có hợp pháp hay không? Ngôi nhà mà bạn mua có nằm trong diện quy hoạch, tranh chấp gì hay không? Ngoài ra thì nếu ngôi nhà thuộc phạm vi mở rộng, giải tỏa đường… cũng sẽ khiến cho bạn gặp nhiều rắc rối, mất thời gian.
Bên cạnh giấy tờ pháp lý, bạn cũng cần kiểm tra thật cẩn thận về sơ đồ trong giấy tờ nhà và đối chiếu với con số đo đạc thực tế xem có khớp nhau hay không? Nếu có ý định đập bỏ để xây nhà mới thì nên hỏi kỹ chính quyền địa phương xem có được phép xây mới trên mảnh đất đó không? Tối đa là bao nhiêu tầng?
2. Thiết kế xây dựng
Hay nói cách khác đó chính là kết cấu của ngôi nhà. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá chất lượng của ngôi nhà đó. Tuy nhiên với vấn đề này thì bạn cần nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của những người có chuyên môn.
Nên hỏi chủ cũ để được xem hồ sơ thiết kế cũ để đánh giá được chất lượng thật của ngôi nhà. Rất có thể bê tông sàn chỉ là đúc giả, kết cấu làm đơn giản để bán, như vậy thì không đảm bảo được độ bền và trong trường hợp muốn xây thêm tầng cũng không khả thi.
3. Hệ thống điện nước
Để đảm bảo là không phải gọi cho thợ sửa chữa điện nước và hút hầm cầu thường xuyên, tốn kém chi phí và gián đoạn sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên kiểm tra kỹ đường điện và hệ thống cấp thoát nước.
Với các thiết kế nhà ở hiện đại ngày nay thì đa phần hệ thống điện sẽ được làm âm tường. Mặc dù cách thi công này đảm bảo cho tính thẩm mỹ và an toàn trong quá trình sử dụng, song khi muốn kiểm tra chất lượng thì không hề dễ. Bạn cần sự trợ giúp của một thợ điện chuyên nghiệp, hoặc xem hợp đồng thanh toán các trang bị cho ngôi nhà đó để chắc rằng họ sử dụng loại chất lượng tốt. Thực hiện tương tự đối với hệ thống cấp và thoát nước.
4. Hướng nhà, cửa sổ và bố trí bên trong
Nếu không đủ điều kiện kinh tế để cải tạo lại hoặc không muốn cải tạo nhiều, bạn nên để ý thật kỹ đến các cách bố trí cầu thang, hướng gió, hướng nắng, hướng của bếp và phòng ngủ… xem có phù hợp với ý muốn và quan niệm, sức khỏe của các thành viên trong gia đình hay không? Tốt nhất là nên hạn chế mua những căn nhà hướng nắng nóng, thiếu ánh sáng tự nhiên, và có những phòng không có cửa sổ.
5. Hạ tầng cơ sở
Là yếu tố cuối cùng song cũng không kém phần quan trọng. Có không ít gia chủ mới chuyển đến nhà mới được một thời gian ngắn thì đã ân hận và muốn chuyển đi ngay vì đường phía trước nhà được nâng lên, làm cho nhà thấp xuống, gây ngập nước vào mùa mưa…
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ