CafeLand - Lựa chọn “dị biệt” của các nhà quản lý Đà Nẵng về việc gia tăng chỉ số giá trị đô thị là nỗ lực xóa bỏ các “điểm đen” giao thông trên địa bàn. Theo đó, chính quyền Đà Nẵng đã duyệt khoảng 10 tỷ đồng để xóa bỏ 53 “điểm đen” giao thông trước Tết Nguyên đán Bính Thìn 2016, nhằm tạo ra “ấn tượng mới” về... khai thác bất động sản địa phương.
Chính quyền Đà Nẵng đã ấn định rõ 53 “điểm đen” được đề cập, là các vị trí nút giao thông, hành lang tuyến tiềm ẩn khả năng gây tai nạn cho người điều khiển phương tiện giao thông, như tầm nhìn bị che khuất, thiếu bảng biển hướng dẫn, vạch kẻ phân làn giúp định hướng tốt hơn khi di chuyển. Nhiều “điểm đen” cũng được xác định là do hệ thống tín hiệu hướng dẫn giao thông bố trí không phù hợp, dễ gây ùn tắc hoặc tai nạn giao thông khi các phương tiện không tuân thủ.
Cải thiện giao thông đô thị
Đà Nẵng nỗ lực xóa bỏ các “điểm đen giao thông” nhằm tạo niềm tin an toàn trong cuộc sốngngười dân bản địa.
Báo cáo của các cơ quan chức năng tại Đà Nẵng đến thời điểm này có 53 “điểm đen giao thông” đều đã được cải tạo xong. Trong đó, chủ yếu là các nút giao thông dễ gây ùn tắc ở trung tâm thành phố, các đầu cầu qua sông Hàn và nhiều vị trí đường nhánh bị khuất tầm nhìn, đèn tín hiệu giao thông kém hiệu quả...
Đơn cử, địa phương đã bỏ 4 nút đèn tín hiệu giao thông lắp đặt không phù hợp ở trung tâm là Nguyễn Văn Linh - Đỗ Quang, Lê Đình Dương - Hoàng Diệu, Yên Bái - Hùng Vương, Trần Phú - Lý Thường Kiệt; lắp thêm nhiều đèn tín hiệu mới ở Điện Biên Phủ - Huỳnh Ngọc Huệ, Phan Đăng Lưu - Lương Nhữ Hộc, QL1A - Trần Ngọc Sương, Âu Cơ - Ninh Tốn...
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhìn nhận, dù Đà Nẵng là đô thị khá an toàn, tình trạng vi phạm an toàn giao thông không phổ biến, nhưng yêu cầu cảnh giác vẫn cần đặt ở mức cao nhất. Vì thế, địa phương đã rà soát 53 điểm đen giao thông để yêu cầu xử lý trước Tết Nguyên đán, đồng thời tiếp tục tìm ra những “điểm đen” mới.
Tất cả hứa hẹn giúp Đà Nẵng cải thiện tốt hơn hiện trạng giao thông đô thị kể từ Xuân 2016 này.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra từ góp ý của các chuyên gia hãng IBM, trong dự án áp dụng công nghệ vào quản lý an toàn giao thông, kiểm soát mật độ xe cộ trên đường, lại là... chỉ số đầu tư vào đô thị này sẽ tăng lên!
Thu hút làn sóng nhập cư
Chỉ số an toàn, thuận lợi về giao thông tương quan chặt chẽ đến hiệu ứng khai thác bất động sản tại địa phương.
Sự thật được các chuyên gia nêu lên, là không ai muốn sống ở một đô thị có mức độ nguy hiểm. Mà mức độ nguy hiểm ở Việt Nam lại hầu như liên quan đến hiện trạng giao thông. Con số phấn đấu giảm tai nạn hàng năm từ bộ Giao thông Vận tải, làm chết bình quân 9 ngàn người/năm cho đến nay, vẫn thật sự là vấn đề không dễ chấp nhận với mọi người dân.
Do đó, khi Đà Nẵng mong muốn an toàn hơn trong giao thông đô thị, điều này tất nhiên ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân. Họ nhận ra vấn đề quan trọng là một cuộc sống an toàn, còn cần thiết hơn việc kiếm được lợi nhuận tài chính hay các tiêu chí khác.
Nghĩa là nếu Đà Nẵng càng tăng chỉ số giao thông an toàn, đô thị này càng xích gần đến tiêu chí “thành phố đáng sống” mà địa phương đã đặt ra. Vấn đề này đồng nghĩa với cơ hội thu hút người nhập cư vào sống tại Đà Nẵng sẽ gia tăng, một khi họ nhận ra điều kiện đi lại, sinh hoạt ở thành phố này thật sự thuận lợi và an toàn.
Theo giám đốc sàn giao dịch bất động sản Cường Hưng Thịnh (Đà Nẵng), một lô đất tốt, một khu chung cư hấp dẫn, luôn là mơ ước của nhiều người. Có điều, chỉ số ấy không thuần túy thuộc về kiến trúc xây dựng ra sao, chất lượng vật liệu thế nào, kiểu dáng phòng ốc do ai thiết kế... mà hóa ra, lại là vị trí công trình ấy nằm ở đâu, việc đi lại có thuận tiện và an toàn, khả năng nối kết với các điểm đô thị khác bên cạnh có cao không.
Cho nên, mục tiêu xóa bỏ mọi điểm đen giao thông của Đà Nẵng đang thể hiện một giá trị mới liên quan đến cơ hội đầu tư nhà đất tại địa phương. “Biết đâu sau kỳ Tết này, khi nhìn thấy những tình hình giao thông càng tốt hơn, các điểm đen tiềm ẩn tai nạn không còn nữa, các nhà đầu tư bất động sản sẽ tìm thấy cơ hội phát triển mới của mình tại Đà Nẵng”. Đại diện hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng đặt vấn đề như vậy.
Các bản tin khác
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại dự án Khu dân cư Bàu Mạc