CafeLand - Lựa chọn “dị biệt” của các nhà quản lý Đà Nẵng về việc gia tăng chỉ số giá trị đô thị là nỗ lực xóa bỏ các “điểm đen” giao thông trên địa bàn. Theo đó, chính quyền Đà Nẵng đã duyệt khoảng 10 tỷ đồng để xóa bỏ 53 “điểm đen” giao thông trước Tết Nguyên đán Bính Thìn 2016, nhằm tạo ra “ấn tượng mới” về... khai thác bất động sản địa phương.
Chính quyền Đà Nẵng đã ấn định rõ 53 “điểm đen” được đề cập, là các vị trí nút giao thông, hành lang tuyến tiềm ẩn khả năng gây tai nạn cho người điều khiển phương tiện giao thông, như tầm nhìn bị che khuất, thiếu bảng biển hướng dẫn, vạch kẻ phân làn giúp định hướng tốt hơn khi di chuyển. Nhiều “điểm đen” cũng được xác định là do hệ thống tín hiệu hướng dẫn giao thông bố trí không phù hợp, dễ gây ùn tắc hoặc tai nạn giao thông khi các phương tiện không tuân thủ.
Cải thiện giao thông đô thị
Đà Nẵng nỗ lực xóa bỏ các “điểm đen giao thông” nhằm tạo niềm tin an toàn trong cuộc sốngngười dân bản địa.
Báo cáo của các cơ quan chức năng tại Đà Nẵng đến thời điểm này có 53 “điểm đen giao thông” đều đã được cải tạo xong. Trong đó, chủ yếu là các nút giao thông dễ gây ùn tắc ở trung tâm thành phố, các đầu cầu qua sông Hàn và nhiều vị trí đường nhánh bị khuất tầm nhìn, đèn tín hiệu giao thông kém hiệu quả...
Đơn cử, địa phương đã bỏ 4 nút đèn tín hiệu giao thông lắp đặt không phù hợp ở trung tâm là Nguyễn Văn Linh - Đỗ Quang, Lê Đình Dương - Hoàng Diệu, Yên Bái - Hùng Vương, Trần Phú - Lý Thường Kiệt; lắp thêm nhiều đèn tín hiệu mới ở Điện Biên Phủ - Huỳnh Ngọc Huệ, Phan Đăng Lưu - Lương Nhữ Hộc, QL1A - Trần Ngọc Sương, Âu Cơ - Ninh Tốn...
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhìn nhận, dù Đà Nẵng là đô thị khá an toàn, tình trạng vi phạm an toàn giao thông không phổ biến, nhưng yêu cầu cảnh giác vẫn cần đặt ở mức cao nhất. Vì thế, địa phương đã rà soát 53 điểm đen giao thông để yêu cầu xử lý trước Tết Nguyên đán, đồng thời tiếp tục tìm ra những “điểm đen” mới.
Tất cả hứa hẹn giúp Đà Nẵng cải thiện tốt hơn hiện trạng giao thông đô thị kể từ Xuân 2016 này.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra từ góp ý của các chuyên gia hãng IBM, trong dự án áp dụng công nghệ vào quản lý an toàn giao thông, kiểm soát mật độ xe cộ trên đường, lại là... chỉ số đầu tư vào đô thị này sẽ tăng lên!
Thu hút làn sóng nhập cư
Chỉ số an toàn, thuận lợi về giao thông tương quan chặt chẽ đến hiệu ứng khai thác bất động sản tại địa phương.
Sự thật được các chuyên gia nêu lên, là không ai muốn sống ở một đô thị có mức độ nguy hiểm. Mà mức độ nguy hiểm ở Việt Nam lại hầu như liên quan đến hiện trạng giao thông. Con số phấn đấu giảm tai nạn hàng năm từ bộ Giao thông Vận tải, làm chết bình quân 9 ngàn người/năm cho đến nay, vẫn thật sự là vấn đề không dễ chấp nhận với mọi người dân.
Do đó, khi Đà Nẵng mong muốn an toàn hơn trong giao thông đô thị, điều này tất nhiên ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân. Họ nhận ra vấn đề quan trọng là một cuộc sống an toàn, còn cần thiết hơn việc kiếm được lợi nhuận tài chính hay các tiêu chí khác.
Nghĩa là nếu Đà Nẵng càng tăng chỉ số giao thông an toàn, đô thị này càng xích gần đến tiêu chí “thành phố đáng sống” mà địa phương đã đặt ra. Vấn đề này đồng nghĩa với cơ hội thu hút người nhập cư vào sống tại Đà Nẵng sẽ gia tăng, một khi họ nhận ra điều kiện đi lại, sinh hoạt ở thành phố này thật sự thuận lợi và an toàn.
Theo giám đốc sàn giao dịch bất động sản Cường Hưng Thịnh (Đà Nẵng), một lô đất tốt, một khu chung cư hấp dẫn, luôn là mơ ước của nhiều người. Có điều, chỉ số ấy không thuần túy thuộc về kiến trúc xây dựng ra sao, chất lượng vật liệu thế nào, kiểu dáng phòng ốc do ai thiết kế... mà hóa ra, lại là vị trí công trình ấy nằm ở đâu, việc đi lại có thuận tiện và an toàn, khả năng nối kết với các điểm đô thị khác bên cạnh có cao không.
Cho nên, mục tiêu xóa bỏ mọi điểm đen giao thông của Đà Nẵng đang thể hiện một giá trị mới liên quan đến cơ hội đầu tư nhà đất tại địa phương. “Biết đâu sau kỳ Tết này, khi nhìn thấy những tình hình giao thông càng tốt hơn, các điểm đen tiềm ẩn tai nạn không còn nữa, các nhà đầu tư bất động sản sẽ tìm thấy cơ hội phát triển mới của mình tại Đà Nẵng”. Đại diện hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng đặt vấn đề như vậy.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng