Các chuyên gia dự báo, một lượng lớn kiều hối dịp Tết Bính thân 2016 sẽ "chảy" vào kênh bất động sản.
Sẽ có một lượng lớn kiều hối dịp Tết Bính thân 2016 sẽ "chảy" vào kênh bất động sản.
Theo báo cáo mới nhất về kiều hối của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2015 Việt Nam đón lượng kiều hối khoảng 12,25 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới, tăng nhẹ so với con số 12 tỷ USD của năm 2014. Chỉ riêng tại TP.HCM, dự báo lượng kiều hối năm 2015 sẽ cán đích 5,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014.
Theo Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM, thông thường doanh số kiều hối trong quý IV năm cũ và tháng giêng năm mới chiếm đến 40% lượng kiều hối chuyển về trong năm.
Còn báo cáo của Ngân hàng VietinBank cho biết, chiếm phần lớn trong nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam là từ thị trường Úc, Mỹ và Canada, trong đó Mỹ chiếm tỉ lệ lớn nhất với khoảng 7 tỷ USD trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm.
Được biết hiện có hơn 4,5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nhiều nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… qua chương trình xuất khẩu lao động. Đây là lực lượng chủ lực kiếm tiền gửi về nước.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhà nước có chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư; cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng. Mặt khác, dịch vụ chuyển kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với tính chất cạnh tranh rất cao.
Chính vì thế lượng kiều hối chảy về trong nước ngày càng gia tăng. Theo một thống kê của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thì tốc độ tăng bình quân kiều hối về Việt Nam hàng năm từ năm 1991 tới nay là hơn 38%.
Theo thống kê của NHNN Chi nhánh TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2015, kiều hối vào bất động sản chiếm khoảng 21,8% tổng số kiều hối chuyển về trên địa bàn, tăng 0,9% so với cuối năm 2014.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, một điểm khá quan trọng trong việc thu hút lượng kiều hối gần đây cũng như thời gian sắp tới, đó là sự hồi phục của thị trường bất động sản tạo điều kiện thu hút kiều hối. Bất động sản chính là lĩnh vực “hút” kiều hối nhiều nhất, với 4,7 tỷ USD, chiếm 52% trong tổng doanh số kiều hối năm 2014.
Theo các chuyên gia , thị trường bất động sản ấm lên trong thời gian gần đây đã tác động đáng kể đến dòng chảy kiều hối. Mặt khác, các kênh đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm, tỷ giá, vàng không còn hấp dẫn như trước, nên nguồn kiều hối lựa chọn bất động sản cũng có lý do.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, kiều hối về Việt Nam hầu hết đều tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên, trong năm vừa qua lượng tiền này chuyển về Việt Nam càng sôi động hơn, nhất là ở thị trường địa ốc. Chính sự ấm lên của thị trường bất động sản là cơ sở để thu hút kiều hối chảy về lĩnh vực này tăng cao. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải cách chính sách, cơ chế, thúc đẩy tự do hoá tài chính, hội nhập.
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết