Các chuyên gia dự báo, một lượng lớn kiều hối dịp Tết Bính thân 2016 sẽ "chảy" vào kênh bất động sản.
Sẽ có một lượng lớn kiều hối dịp Tết Bính thân 2016 sẽ "chảy" vào kênh bất động sản.
Theo báo cáo mới nhất về kiều hối của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2015 Việt Nam đón lượng kiều hối khoảng 12,25 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới, tăng nhẹ so với con số 12 tỷ USD của năm 2014. Chỉ riêng tại TP.HCM, dự báo lượng kiều hối năm 2015 sẽ cán đích 5,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014.
Theo Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM, thông thường doanh số kiều hối trong quý IV năm cũ và tháng giêng năm mới chiếm đến 40% lượng kiều hối chuyển về trong năm.
Còn báo cáo của Ngân hàng VietinBank cho biết, chiếm phần lớn trong nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam là từ thị trường Úc, Mỹ và Canada, trong đó Mỹ chiếm tỉ lệ lớn nhất với khoảng 7 tỷ USD trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm.
Được biết hiện có hơn 4,5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nhiều nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… qua chương trình xuất khẩu lao động. Đây là lực lượng chủ lực kiếm tiền gửi về nước.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhà nước có chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư; cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng. Mặt khác, dịch vụ chuyển kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với tính chất cạnh tranh rất cao.
Chính vì thế lượng kiều hối chảy về trong nước ngày càng gia tăng. Theo một thống kê của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thì tốc độ tăng bình quân kiều hối về Việt Nam hàng năm từ năm 1991 tới nay là hơn 38%.
Theo thống kê của NHNN Chi nhánh TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2015, kiều hối vào bất động sản chiếm khoảng 21,8% tổng số kiều hối chuyển về trên địa bàn, tăng 0,9% so với cuối năm 2014.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, một điểm khá quan trọng trong việc thu hút lượng kiều hối gần đây cũng như thời gian sắp tới, đó là sự hồi phục của thị trường bất động sản tạo điều kiện thu hút kiều hối. Bất động sản chính là lĩnh vực “hút” kiều hối nhiều nhất, với 4,7 tỷ USD, chiếm 52% trong tổng doanh số kiều hối năm 2014.
Theo các chuyên gia , thị trường bất động sản ấm lên trong thời gian gần đây đã tác động đáng kể đến dòng chảy kiều hối. Mặt khác, các kênh đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm, tỷ giá, vàng không còn hấp dẫn như trước, nên nguồn kiều hối lựa chọn bất động sản cũng có lý do.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, kiều hối về Việt Nam hầu hết đều tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên, trong năm vừa qua lượng tiền này chuyển về Việt Nam càng sôi động hơn, nhất là ở thị trường địa ốc. Chính sự ấm lên của thị trường bất động sản là cơ sở để thu hút kiều hối chảy về lĩnh vực này tăng cao. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải cách chính sách, cơ chế, thúc đẩy tự do hoá tài chính, hội nhập.
Các bản tin khác
- Sắp vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Thị trường bất động sản: Đo sức cầu quý cuối năm
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Hồi sinh dự án DITP để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư từ sự kiện APEC
- Lợi thế tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng của VinaCapital
- Nghỉ lễ 2-9, Đà Nẵng có gì?
- Nhiều hoạt động hấp dẫn dịp nghỉ lễ 2-9
- Đà Nẵng: Hấp dẫn sở hữu đất nền kèm sổ đỏ ở phía tây thành phố
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Đau đầu chuyện định giá đất
- Khu vực tây bắc thành phố: Bất động sản sôi động
- Thách thức cho bất động sản du lịch
- Tưng bừng Giải thể thao chào mừng 72 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam
- Những điểm check in đẹp như mơ dịp 2/9
- Sắp khai trương khu spa massage đẳng cấp lớn nhất tại Đà Nẵng và miền Trung
- Đà Nẵng: Khai trương khách sạn 4 sao theo mô hình condotel ngay trong lòng Thành phố
- Thị trường bất động sản: Hết ngại tháng Ngâu
- Khách hàng “ruột” của Sun Group trải nghiệm kỳ nghỉ đặc quyền
- Hơn 750 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Bất động sản ngầm, ‘cuộc chiến’ mới của siêu đô thị