Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước đã chính thức ký kết để xác thực lời văn hiệp định TPP...
Đại diện 12 nước tham gia ký kết TPP tại Aucland - New Zealand.
Sáng 4/2/2016, bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước đã chính thức ký kết để xác thực lời văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Aucland, New Zealand.
Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật mỗi nước.
Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ ký xác thực lời văn hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước tham gia TPP.
Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với hiệp định TPP, dự kiến vào năm 2018.
TPP gồm các nước New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile.
Theo Bộ Công Thương, sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết thúc đàm phán hiệp định này vào ngày 5/10/2015 tại hội nghị bộ trưởng ở Hoa Kỳ.
Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước...
Được biết, Bộ Công Thương cũng vừa công bố bản dịch tiếng Việt do các bộ, ngành có liên quan thực hiện, tại đây.
Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới:
Tiếp cận thị trường một cách toàn diện: TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.
Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết: TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.
Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại: TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại: TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.
Nền tảng cho hội nhập khu vực: TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật mỗi nước.
Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ ký xác thực lời văn hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước tham gia TPP.
Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với hiệp định TPP, dự kiến vào năm 2018.
TPP gồm các nước New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile.
Theo Bộ Công Thương, sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết thúc đàm phán hiệp định này vào ngày 5/10/2015 tại hội nghị bộ trưởng ở Hoa Kỳ.
Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước...
Được biết, Bộ Công Thương cũng vừa công bố bản dịch tiếng Việt do các bộ, ngành có liên quan thực hiện, tại đây.
Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới:
Tiếp cận thị trường một cách toàn diện: TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.
Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết: TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.
Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại: TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại: TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.
Nền tảng cho hội nhập khu vực: TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Cần minh bạch thông tin dự án thế chấp nhiều hơn
- Ông bố trẻ Đà Nẵng: Mỗi ngày bớt trà đá, trà chanh là đủ trồng rau
- Những rủi ro nhà đầu tư phải thuộc lòng trước khi xuống tiền mua BĐS nghỉ dưỡng
- Môi giới và nghệ thuật đăng tin bất động sản
- Nỗi lo mua nhà cho con!
- 6 bước hạn chế rủi ro tiền tỷ khi đầu tư nhà phố
- Lỡ mua dự án đã thế chấp: Phải làm sao?
- Hai dự án nghỉ dưỡng hạng sang Savills phân phối tại Đà Nẵng
- Dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng có điểm gì đặc biệt?
- Bất động sản trong dòng chảy M&A
- Sức hút của nhà trên đất
- 3 kênh bất động sản có thể bứt phá mạnh cuối năm 2016
- Sun Group giới thiệu nhà mẫu biệt thự nghỉ dưỡng và condotel Phú Quốc
- Công bố xếp hạng các tổ chức hành nghề công chứng
- Người nước ngoài có thể đứng tên chung trong sổ đỏ khi mua nhà để kinh doanh?
- Bố trí đất tái định cư đối với dự án Chợ và Khu phố chợ Khuê Mỹ
- Savills cảnh báo việc lạm dụng mô hình Condotel tại thị trường BĐS Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Giao dịch biệt thự và căn hộ tăng mạnh trong quý 2
- Khung cảnh khách sạn container giá mềm tại Đà Nẵng
- Khai trương căn hộ - khách sạn mạ vàng Hoà Bình Green Đà Nẵng