Với những yếu tố thuận lợi về nền kinh tế và nhiều chính sách mở cửa có hiệu lực, thị trường bất động sản Việt Nam 2016 được dự báo tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn trong mắt người nước ngoài.
Để khách nước ngoài “trút hầu bao”, cần tiếp tục “cởi trói” cho các quy định hỗ trợ việc mua nhà
Hợp khẩu vị vì… giá rẻ
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty tư vấn JLL Việt Nam cho biết, kể từ cuối năm 2014, thị trường bất động sản tại Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể so với 3-4 năm về trước, đặc biệt là ở phân khúc nhà ở với lượng lớn các dự án mới được tung ra tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP. HCM. Chất lượng các dự án cũng được cải thiện và phong phú hơn hẳn so với giai đoạn được coi là đỉnh điểm thị trường 2007-2008.
Bên cạnh đó, các chính sách mới với nhiều quy định chặt chẽ hơn, bảo vệ quyền lợi nhưng không kém phần cởi mở cho người mua nhà như bảo lãnh tín dụng hay gia hạn thời gian sử dụng đất… đã kích thích lượng cầu không nhỏ đối với thị trường nhà đất, trong đó có cả người mua nước ngoài.
Thống kê của JLL cho thấy, chỉ tính riêng tại TP. HCM, trong khoảng 6 tháng kể từ ngày 1/7/2015, thời điểm nới lỏng quy định về quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam dành cho người nước ngoài chính thức có hiệu lực từ, đã có hơn 1.000 căn hộ được bán cho người nước ngoài. Đây là con số ấn tượng so với số lượng chỉ khoảng 250 căn hộ bán cho khách nước ngoài được ghi nhận trong cả 5 năm trước đó.
Một số dự án nhận được sự quan tâm của khách nước ngoài là Gateway Thảo Điền (của Sơn Kim Land và Hamon Developments) và Nassim Thảo Điền (của Sơn Kim Land và Hongkong Land). Ngoài ra, các sự kiện mở bán của hai dự án Estella Heights (Keppel Land) và Vista Verde (CapitaLand) tại thị trường Singapore cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực, cùng với doanh số bán hàng khả quan.
Tại Hà Nội, dù chưa có con số chính thức, nhưng theo khảo sát của Đầu tư Chứng khoán, các dự án cao cấp đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng của một số chủ đầu tư lớn như Vingroup, FLC… cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ người mua nước ngoài.
Ông Neil MacGregor, Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, sự quan tâm của người nước ngoài ở khu vực châu Á vào bất động sản Việt Nam đang tăng lên, nhất là khi quy định cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
“Đây là thời điểm rất phù hợp để đầu tư, ngay cả khi chỉ mua để ở, bởi giá nhà ở tại Việt Nam hiện vẫn đang thấp nhất trong khu vực”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nói và cho biết, hiện có gần 4,5 triệu người Việt đang làm việc và sinh sống ở 109 quốc gia, với khoảng 500.000 người đang có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ cho người nước ngoài thuê hiện nay mới đạt khoảng 4.000 căn tại TP. HCM và 1.300 căn ở Hà Nội, quá ít so với nhu cầu của đối tượng khách hàng này.
Tiềm năng nhưng không dễ bán
Mặc dù có nhận định khá tích cực về tiềm năng của phân khúc nhà ở dành cho người nước ngoài, song nhiều chuyên gia cũng đánh giá, phân khúc này không phải dành cho nhiều chủ đầu tư.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho hay, người nước ngoài vốn kỹ tính, vì vậy, các dự án phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế thì mới có thể được họ “để ý”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Stephen cho biết, giá cả với người nước ngoài có thể không quan trọng, mà phải là yêu cầu về an ninh, an toàn, các dịch vụ tiện ích, đặc biệt là về trường học và môi trường sống cho con cái họ.
Chưa kể, cách tư vấn, tiếp thị, hỗ trợ của các môi giới, chủ đầu tư trong nước đều làm theo kiểu cũ như với khách hàng trong nước, nên họ rất e ngại khi lựa chọn một dự án nào đó. Ngoài ra, vẫn còn sự không rõ ràng trong các quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam.
Chẳng hạn, người nước ngoài không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức tách đất thành các lô đất trong dự án để bán, trong khi nhà đầu tư Việt Nam lại được phép thực hiện… Để “lách” điều này, nhiều khách nước ngoài hiện nay đi mua nhà chủ yếu dưới hình thức “khách có yếu tố nước ngoài”, tức vợ hoặc chồng là người nước ngoài, còn rất ít trường hợp cả vợ, chồng đều là người nước ngoài.
Theo kiến nghị của các chuyên gia, cần tiếp tục “cởi trói” cho các quy định hỗ trợ việc mua nhà của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, tránh hiện tượng thiếu minh bạch, thiếu thống nhất, phiền hà, nhũng nhiễu trong các thủ tục về mua/bán, chuyển nhượng hoặc thế chấp nhà ở.
Nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ theo dõi sát sao tình hình thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng để họ đồng ý “mở hầu bao” thì vẫn còn là một câu chuyện dài!
Các bản tin khác
- Cấp chứng minh thư mới và tổng điều tra dân số từ 1/4
- Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ làm việc với Ban Thường vụ quận ủy Cẩm Lệ: Khẩn trương triển khai nhiều dự án dân sinh quan trọng
- Đà Nẵng đề nghị tách huyện Hòa Vang thành 2 quận
- Quyền sở hữu căn hộ theo tuổi thọ chung cư
- Đà Nẵng vào top 10 điểm đến châu Á năm 2014
- Khởi công Trung tâm Phát triển thương mại điện tử
- Chê lãi suất thấp, dồn tiền mua nhà đất để dành
- PCI 2013: Ngoạn mục Đà Nẵng, bất ngờ Bình Dương
- 120 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vay ưu đãi
- Ngành ngân hàng triển khai chương trình năm doanh nghiêp 2014: Ngân hàng mở “hầu bao” mời chào doanh nghiệp!
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Đà Nẵng Dấu ấn Đà Nẵng rất rõ rệt
- Chuyển quỹ đất và bố trí tái định cư về Trung tâm Phát triển quỹ đất
- Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người
- Sẽ giảm một nửa hàng tồn kho bất động sản
- Ngày 25-4, khởi công dự án cầu tàu và bến du thuyền sông Hàn
- Bất động sản hút vốn
- Những lợi thế so sánh của phân khúc đất nền giá rẻ tại Đà Nẵng
- Khởi công gói thầu số 1 đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
- Tâm trạng phái mạnh ngày 8/3 tràn ngập trên Facebook tuần này
- Gói 30.000 tỷ lại gây sóng gió