Tỷ lệ tăng trưởng giá bất động sản sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016 là một trong những nhận định được các chuyên gia của Công ty trách nhiệm hữu hạn CBRE Việt Nam nêu ra tại báo cáo về xu hướng và triển vọng của thị trường bất động sản Việt Nam.
(Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN)
Hoạt động cho thuê bất động sản tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ tăng giá và tỷ lệ lấp đầy ổn định, xuyên suốt các phân khúc. Cùng đó, sản phẩm nhà ở và thương mại cũng tiếp tục chứng minh sự phục hồi tích cực. Nhiều yếu tố đang tác động như các hiệp ước thương mại vừa ký kết, nguồn lao động giá rẻ... là thuận lợi giúp Việt Nam tiếp tục thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, CBRE cho rằng để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải nâng cao tính minh bạch trong phê duyệt dự án; chú trọng quản lý chặt chẽ các cơ quan thẩm quyền. Cùng đó, chủ đầu tư cũng nên tìm hiểu mục tiêu và hướng đầu tư của các khách hàng này để thu hút nguồn vốn hiệu quả.
Chuyển biến dễ nhận thấy nhất trên thị trường bất động sản trong thời gian gần đây là niềm tin của khách mua tiếp tục được cải thiện.
Điều này thể hiện thông qua số dự án chào bán mới cũng như lượng giao dịch tăng vọt, giá bán cải thiện trong suốt năm 2015.
Phần lớn lượng mở bán tập trung vào phân khúc “hạng sang” chính là sự đảo ngược tình thế so với thời điểm năm 2013-2014.
Trong khi dự báo tỷ lệ tăng trưởng giá sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016 thì cũng đồng nghĩa với việc người mua sẽ ngày càng kén chọn và khó tính hơn, nhất là khi nguồn cung vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Ngay từ đầu năm 2016, hàng loạt dự án cao cấp tiếp tục được các chủ đầu tư có uy tín chào bán.
Về phía chủ đầu tư, việc tăng giá cũng cần được cân nhắc kỹ để đảm bảo mục tiêu bán hàng như kỳ vọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc tăng giá cũng chỉ tập trung tại một số dự án nằm ở vị trí vàng và trung tâm của hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù nguồn cung tăng nhưng tỷ lệ tiêu thụ của năm 2016 tại tất cả các phân khúc được dự báo sẽ chậm hơn so với năm 2015.
Đáng chú ý, đà cầu còn được cảnh báo tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo là 2017 và 2018. Trong khi luật đã khá thông thoáng, tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng con số tiêu thụ vẫn rất khiêm tốn, vẫn dừng ở động thái thăm dò.
Các chuyên gia cho rằng tính chuyên nghiệp, sự thông thạo ngôn ngữ và thuận tiện trong thanh toán là một trong những yếu tố đáng chú ý để tăng điểm cộng khi thu hút khách hàng./.
Các bản tin khác
- Người dân ủng hộ chủ trương xây dựng hầm chui phía tây cầu Sông Hàn
- Dự án Euro Village mở bán đợt 2
- Hiệp hội BĐS kiến nghị "xả" hết gói 30.000 tỉ đồng
- "Công trình xanh" tiêu biểu của kiến trúc Đà Nẵng
- Marina Complex, không gian sống cao cấp bên sông Hàn
- Hơn 34,4 tỷ đồng thảm bê tông nhựa và lát gạch vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố
- Dự án có bến du thuyền đầu tiên tại Đà Nẵng mở bán đợt 2
- Bất động sản Đà Nẵng: Biệt thự đi trước, căn hộ ngước nhìn!
- Đề nghị Bộ Tài chính bố trí vốn để hoàn thành sớm các công trình trọng điểm
- Thống nhất hướng tuyến và vị trí nhà ga đường sắt mới
- Cải tạo, chỉnh trang 33 tuyến đường phục vụ APEC 2017
- Sắp ra mắt khu phức hợp bất động sản và bến du thuyền cao cấp đầu tiên tại Đà Nẵng
- Asia Park giảm 50% giá vé cho người Đà Nẵng
- Người vay gói 30.000 tỷ đồng "bỗng dưng muốn khóc", vì đâu?
- 6 tuyến đường lưu thông một chiều
- Phát triển đô thị theo hướng bền vững
- Cải tạo nút giao thông đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Đổi mới công tác đền bù, giải tỏa và tái định cư Nói phải đi đôi với làm
- Tận mắt xem hợp đồng tín dụng của gói 30.000 tỷ
- Đầu tư biệt thự biển: Của để dành cho con