TTO - Ông Trần Minh Sơn - Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) - cho biết như vậy ngày 25-2.
|
Đại diện VNR và Sun Group ký hợp đồng đầu tư tòa nhà tại 31 Láng Hạ, Hà Nội - Ảnh: T.Phùng |
Trong lễ ký hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm thương mại tại 31 Láng Hạ (Hà Nội) giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và liên danh các nhà đầu tư do Sun Group đứng đầu vào, ông Trần Minh Sơn Sơn cho biết ngoài sân bay Quảng Ninh, Sun Group đã đề nghị Bộ GTVT được làm nhà đầu tư toàn bộ sân bay Lào Cai theo quy hoạch chi tiết Cảng hàng không (CHK) Lào Cai vừa được Bộ GTVT phê duyệt.
Với lĩnh vực đường sắt, ông Sơn cho biết Sun Group cũng hợp tác với VNR trong việc thuê hạ tầng đường sắt để khai thác các đoàn tàu chở khách trên một số tuyến như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đà Nẵng và TP HCM- Đà Nẵng.
Sun Group đã tìm hiểu các nhà chế tạo tàu hỏa hàng đầu thế giới để có phương án đầu tư những đoàn tàu chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế nhằm khai thác trên đường sắt Việt Nam.
Dự kiến trong năm 2016, Sun Group sẽ khai thác 5-6 đoàn tàu chất lượng cao trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Theo hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm thương mại tại 31 Láng Hạ được ký kết ngày 25-2, VNR và Sun Group sẽ thành lập 1 doanh nghiệp quản lý dự án gồm 2 thành viên trở lên có vốn điều lệ 1.800 tỉ đồng để sẽ xây dựng 1 tổ hợp tòa nhà có tổng diện tích sàn 100.000 m2 gồm 27 tầng với 3 tầng hầm để xe.
Tiến độ thực hiện dự án trong thời gian 21 tháng kể từ khi VNR bàn giao đất sạch cho liên doanh.
Về sân bay Lào Cai mà Sun Group dự định đầu tư, theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết CHK Lào Cai giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt, CHK Lào Cai sẽ được xây dựng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai với tổng nhu cầu sử dụng đất là 261,52 ha.
Đây là CHK nội địa dùng chung dân dụng và quân sự, đạt cấp 4C theo theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và sân bay quân sự cấp II.
CHK có đường cất hạ cánh dài 2.400 m, rộng 45 m cùng 1 đường lăn nối từ đường cất hạ cánh vào sân đỗ tàu bay dài 148,5 m, rộng 23 m. Giai đoạn đầu, CHK có 2 vị trí đỗ máy bay, khai thác được loại máy bay Airbus A320, A321 và tương đương.
Theo quy hoạch đến năm 2020, CHK Lào Cai có công suất 560.000 hành khách/năm và 600 tấn hàng hóa/năm.
Định hướng đến năm 2030 công suất CHK được nâng lên 1,585 triệu hành khách và 2.880 tấn hàng hóa mỗi năm. Số vị trí đỗ máy bay được nâng lên 5 vị trí.
Các bản tin khác
- Những tiêu chí không thể bỏ qua khi đầu tư đất nền Đà Nẵng
- Đầu tư condotel Đà Nẵng: Những lưu ý để không chịu cạnh tranh lớn
- Hướng đến “đô thị thông minh”
- “Thời điểm vàng” đón dòng đầu tư mới từ APEC 2017
- Căn hộ du lịch: Điểm sáng trên thị trường bất động sản cuối năm
- InterContinental Danang tiếp tục được vinh danh top 10 khu nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á
- Bát nháo chuyện kinh doanh đất nền ven sông Cổ Cò
- Để Đà Nẵng luôn là thành phố đáng sống
- Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng - Xác lập mốc tiến độ các dự án thành phần
- Đêm nằm mơ... đất!
- Vị trí đắc địa – lợi thế của bất động sản thời nay
- Thêm tín hiệu vốn ngoại đổ bộ vào thị trường địa ốc
- Ngỡ ngàng biệt phủ lộng lẫy như tiên cảnh của tỷ phú Jack Ma
- Bất động sản Đà Nẵng: Nguồn cung tăng vọt trước thềm APEC
- Đà Nẵng xây trụ sở mới 2 quận Hải Châu và Sơn Trà
- Lý do người Việt chuộng đầu tư đất nền, nhà phố
- Sun World chính thức ra mắt trang web đặt vé trực tuyến
- “Thời điểm vàng để đầu tư vào Đà Nẵng”
- Thị trường địa ốc đang chuyển dịch tích cực
- Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án tàu điện kết nối với Hội An