Đã xảy ra nhiều trường hợp khách mua nhà không được cấp giấy chủ quyền hoặc nguy cơ bị phát mãi nhà do chủ đầu tư đã đem dự án thế chấp ngân hàng.
Mấy năm nay cư dân chung cư Rubyland (Q.Tân Phú) không được cấp giấy chủ quyền nhà vì chủ đầu tư đã đem dự án đi thế chấp ngân hàng - Ảnh: Tiến Long
Bài “Đem nhà đã bán đi “cắm” cho ngân hàng” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 22-2 phản ánh một thực trạng vẫn xảy ra lâu nay mà người mua thường chịu thiệt. Khi không thực hiện đúng lời hứa để khách hàng có thể được cấp giấy chủ quyền hợp pháp, chủ đầu tư rõ ràng đã có lỗi.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nhiều chiều thì rủi ro còn do người mua cả tin nên có giao dịch không phù hợp quy định của pháp luật.
Vì muốn huy động vốn sớm trước khi thực hiện xong các yêu cầu cho phép nên các chủ đầu tư dự án không thể chọn các loại hợp đồng “góp vốn”, “hợp tác đầu tư” hay “mua bán nhà hình thành trong tương lai” để ký kết với khách hàng.
Phổ biến là họ đề nghị giao kết luôn hợp đồng mua bán nhà, đất khi dự án chưa “động đậy” gì trên thực tế, nói gọn là còn trên giấy.
Về phía khách hàng, vì muốn được sở hữu, sử dụng nhà, đất phù hợp với khả năng thanh toán của mình và không quan tâm nhiều đến các yếu tố pháp lý cần thiết nên đã đồng ý ký kết hợp đồng này.
Trong khi đó, để được ngân hàng cho vay vốn thông qua việc ký hợp đồng thế chấp đất thì chủ đầu tư buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do làm đúng quy định và không bị bắt buộc phải xem xét đến các giao dịch khác của chủ đầu tư nên khi có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng nhận thế chấp đất của ngân hàng thường được tòa án công nhận là hợp pháp.
Ngược lại, hợp đồng mua bán nhà, đất “trên giấy” giữa chủ đầu tư với khách hàng (ngay cả khi có trước hợp đồng thế chấp đất với ngân hàng) vì không phù hợp quy định của pháp luật về nội dung lẫn hình thức giao dịch nên có thể bị tòa án tuyên vô hiệu.
Đây là lý do mà người mua nhà, đất dự án không làm được giấy chủ quyền nếu chủ đầu tư không thương lượng được việc trả nợ để ngân hàng giao lại sổ đỏ, hoặc có nguy cơ bị phát mãi nhà, đất để thi hành án cho ngân hàng theo phán quyết của tòa án.
Công bằng mà nói thì không phải chủ đầu tư nào cũng có ý gian dối để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Cũng không phải ai mua nhà, đất trên giấy đều bị vạ lây.
Ấy thế, với các trường hợp không suôn sẻ được đề cập trong bài báo cộng với các lưu ý pháp lý vừa nêu, xem ra lời khuyên cần hết sức cẩn trọng khi mua bán nhà, đất trong dự án không phải là thừa.
Các bản tin khác
- Cho vay ưu đãi mua nhà xã hội
- Công chứng hợp đồng đất: Được nhiều hơn mất!
- Hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà
- Thông báo: Về việc tiếp nhận và giải quyết đơn xin thuê hoặc mua căn hộ chung cư của công dân
- Phê duyệt 8 vị trí bến du thuyền trên sông Hàn
- Phao cứu bất động sản: Quan trọng là ở khâu thực thi
- CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA NAM: Giải tỏa quyết định tiến độ thi công
- Thị trường BĐS chuyển động theo hướng có lợi cho khách hàng
- QUYỀN THUỘC VỀ NGƯỜI MUA
- Chính thức có Nghị quyết “cứu” BĐS từ Chính phủ
- “Phá băng” thị trường bất động sản
- Giá đất TĐC đối với các đường có vỉa hè lớn hơn quy định tại các dự án KDC Nam cầu Cẩm Lệ
- Giao quyền chứng thực bất động sản cho công chứng tư
- Đến lúc vay vốn ngân hàng mua nhà đất trở lại?
- Từ 10-1: Siết chặt mua bán vàng miếng
- Chuyển giao quỹ đất cho các hộ giải toả trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
- Họp Ban soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng phiên thứ nhất.
- Công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2012 của Ngành Tư pháp
- Nhiều cơ hội tiếp cận nhà, đất
- Pháo hoa thế giới chào đón năm 2013