Đã xảy ra nhiều trường hợp khách mua nhà không được cấp giấy chủ quyền hoặc nguy cơ bị phát mãi nhà do chủ đầu tư đã đem dự án thế chấp ngân hàng.
Mấy năm nay cư dân chung cư Rubyland (Q.Tân Phú) không được cấp giấy chủ quyền nhà vì chủ đầu tư đã đem dự án đi thế chấp ngân hàng - Ảnh: Tiến Long
Bài “Đem nhà đã bán đi “cắm” cho ngân hàng” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 22-2 phản ánh một thực trạng vẫn xảy ra lâu nay mà người mua thường chịu thiệt. Khi không thực hiện đúng lời hứa để khách hàng có thể được cấp giấy chủ quyền hợp pháp, chủ đầu tư rõ ràng đã có lỗi.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nhiều chiều thì rủi ro còn do người mua cả tin nên có giao dịch không phù hợp quy định của pháp luật.
Vì muốn huy động vốn sớm trước khi thực hiện xong các yêu cầu cho phép nên các chủ đầu tư dự án không thể chọn các loại hợp đồng “góp vốn”, “hợp tác đầu tư” hay “mua bán nhà hình thành trong tương lai” để ký kết với khách hàng.
Phổ biến là họ đề nghị giao kết luôn hợp đồng mua bán nhà, đất khi dự án chưa “động đậy” gì trên thực tế, nói gọn là còn trên giấy.
Về phía khách hàng, vì muốn được sở hữu, sử dụng nhà, đất phù hợp với khả năng thanh toán của mình và không quan tâm nhiều đến các yếu tố pháp lý cần thiết nên đã đồng ý ký kết hợp đồng này.
Trong khi đó, để được ngân hàng cho vay vốn thông qua việc ký hợp đồng thế chấp đất thì chủ đầu tư buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do làm đúng quy định và không bị bắt buộc phải xem xét đến các giao dịch khác của chủ đầu tư nên khi có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng nhận thế chấp đất của ngân hàng thường được tòa án công nhận là hợp pháp.
Ngược lại, hợp đồng mua bán nhà, đất “trên giấy” giữa chủ đầu tư với khách hàng (ngay cả khi có trước hợp đồng thế chấp đất với ngân hàng) vì không phù hợp quy định của pháp luật về nội dung lẫn hình thức giao dịch nên có thể bị tòa án tuyên vô hiệu.
Đây là lý do mà người mua nhà, đất dự án không làm được giấy chủ quyền nếu chủ đầu tư không thương lượng được việc trả nợ để ngân hàng giao lại sổ đỏ, hoặc có nguy cơ bị phát mãi nhà, đất để thi hành án cho ngân hàng theo phán quyết của tòa án.
Công bằng mà nói thì không phải chủ đầu tư nào cũng có ý gian dối để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Cũng không phải ai mua nhà, đất trên giấy đều bị vạ lây.
Ấy thế, với các trường hợp không suôn sẻ được đề cập trong bài báo cộng với các lưu ý pháp lý vừa nêu, xem ra lời khuyên cần hết sức cẩn trọng khi mua bán nhà, đất trong dự án không phải là thừa.
Các bản tin khác
- VPCC BẢO NGUYỆT MUA BẢO HIỂM LẦN THỨ BA 10 TỶ ĐỒNG
- THÔNG QUA MỘT SỐ ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC QUY HOẠCH ĐÀ NẴNG
- Vay tiền mua căn hộ “ăn liền”: Cần là có
- Bất động sản giá thấp: Khách hàng chuẩn bị móc hầu bao
- Khoản vay mua nhà dưới 1 tỷ đồng tăng vọt
- Nên bỏ di chúc chung của vợ chồng?
- DỰ ÁN HỢP TÁC QUY HOẠCH NHANH: TẠO ĐÀ CHO ĐÀ NẴNG PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
- Mua căn hộ 42m2 có được cấp sổ đỏ?
- Bộ trưởng hứa hoàn thành cơ bản cấp “sổ đỏ” vào năm tới
- Thị trường bất động sản đang chuyển biến tích cực
- Nhiều dự án tái định cư cán mốc trước ngày 30-6
- Chọn 4 vị trí quy hoạch tạo quỹ đất tái định cư
- 'Đáy' nào cho bất động sản?
- Cần nâng cao địa vị pháp lý của công chứng viên
- Các dự án trọng điểm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn phải giải phóng mặt bằng trước ngày 30-6
- Sẽ bỏ bảng giá đất theo năm
- Sẽ giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm
- Dân công sở lập diễn đàn rủ nhau buôn đất
- Tình và lý trong vụ tranh chấp khối tài sản nghìn tỷ
- Tích cóp cả đời, chết cô đơn trên khối tài sản lớn