Đã xảy ra nhiều trường hợp khách mua nhà không được cấp giấy chủ quyền hoặc nguy cơ bị phát mãi nhà do chủ đầu tư đã đem dự án thế chấp ngân hàng.
Mấy năm nay cư dân chung cư Rubyland (Q.Tân Phú) không được cấp giấy chủ quyền nhà vì chủ đầu tư đã đem dự án đi thế chấp ngân hàng - Ảnh: Tiến Long
Bài “Đem nhà đã bán đi “cắm” cho ngân hàng” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 22-2 phản ánh một thực trạng vẫn xảy ra lâu nay mà người mua thường chịu thiệt. Khi không thực hiện đúng lời hứa để khách hàng có thể được cấp giấy chủ quyền hợp pháp, chủ đầu tư rõ ràng đã có lỗi.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nhiều chiều thì rủi ro còn do người mua cả tin nên có giao dịch không phù hợp quy định của pháp luật.
Vì muốn huy động vốn sớm trước khi thực hiện xong các yêu cầu cho phép nên các chủ đầu tư dự án không thể chọn các loại hợp đồng “góp vốn”, “hợp tác đầu tư” hay “mua bán nhà hình thành trong tương lai” để ký kết với khách hàng.
Phổ biến là họ đề nghị giao kết luôn hợp đồng mua bán nhà, đất khi dự án chưa “động đậy” gì trên thực tế, nói gọn là còn trên giấy.
Về phía khách hàng, vì muốn được sở hữu, sử dụng nhà, đất phù hợp với khả năng thanh toán của mình và không quan tâm nhiều đến các yếu tố pháp lý cần thiết nên đã đồng ý ký kết hợp đồng này.
Trong khi đó, để được ngân hàng cho vay vốn thông qua việc ký hợp đồng thế chấp đất thì chủ đầu tư buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do làm đúng quy định và không bị bắt buộc phải xem xét đến các giao dịch khác của chủ đầu tư nên khi có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng nhận thế chấp đất của ngân hàng thường được tòa án công nhận là hợp pháp.
Ngược lại, hợp đồng mua bán nhà, đất “trên giấy” giữa chủ đầu tư với khách hàng (ngay cả khi có trước hợp đồng thế chấp đất với ngân hàng) vì không phù hợp quy định của pháp luật về nội dung lẫn hình thức giao dịch nên có thể bị tòa án tuyên vô hiệu.
Đây là lý do mà người mua nhà, đất dự án không làm được giấy chủ quyền nếu chủ đầu tư không thương lượng được việc trả nợ để ngân hàng giao lại sổ đỏ, hoặc có nguy cơ bị phát mãi nhà, đất để thi hành án cho ngân hàng theo phán quyết của tòa án.
Công bằng mà nói thì không phải chủ đầu tư nào cũng có ý gian dối để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Cũng không phải ai mua nhà, đất trên giấy đều bị vạ lây.
Ấy thế, với các trường hợp không suôn sẻ được đề cập trong bài báo cộng với các lưu ý pháp lý vừa nêu, xem ra lời khuyên cần hết sức cẩn trọng khi mua bán nhà, đất trong dự án không phải là thừa.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Sắp khởi công xây dựng 2 Khu đô thị xanh vốn đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng
- Doanh nghiệp địa ốc 'vốn khủng' tăng vọt
- Mua nhà dự án, thận trọng “dính bẫy” tiền sử dụng đất
- Đầu tư xây dựng hai khu đô thị xanh
- Những điểm du lịch hấp dẫn nhất Đà Nẵng dịp lễ 30-4 và 1-5
- Điểm mặt những con đường ‘đắt nhất Việt Nam’
- Ngân hàng cho vay mua nhà ở xã hội sau 1-6
- 2 dự án của Sun Group hút nhà đầu tư ngày mở bán
- Đẩy nhanh giải ngân các công trình, dự án
- Đội ngũ nữ doanh nhân đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước
- Khởi công dự án đầu tư 4 tỷ USD tại Quảng Nam
- FPT khai trương Trung tâm cung cấp dịch vụ CNTT lớn nhất khu vực miền Trung
- Khánh thành FPT Complex Đà Nẵng
- Sắp có gói tín dụng ưu đãi mua nhà lớn hơn cả gói 30.000 tỷ đồng sắp hết hạn
- Sun Group sẽ đầu tư gần 10.000 tỷ đồng cho dự án du lịch nghỉ dưỡng tại Thanh Hóa
- Bất động sản đã trở về giá trị thực
- Giao đất ngay cho các hộ dân "sống tạm" ở Mân Quang
- Giảm diện tích quy hoạch dự án Bến du thuyền và CLB Thể thao dưới nước
- Thị trường bất động sản chững lại
- Đề xuất hỗ trợ dự án cải thiện hạ tầng giao thông Đà Nẵng