CafeLand - Trong một hội thảo được tổ chức tại Tp.HCM sáng nay (9/3), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước – Nguyễn Thị Hồng cho biết, dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 36 không làm giảm vốn tín dụng cho thị trường bất động sản, đó chỉ là tín hiệu cảnh báo để kiểm soát rủi ro đối với các tổ chức tín dụng vì nếu dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức thì sẽ phát sinh rủi ro mà rủi ro không chỉ với tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng cả nền kinh tế.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước – Nguyễn Thị Hồng.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước – Nguyễn Thị Hồng có 2 vấn đề cần làm rõ để tránh các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hiểu lầm về dự thảo Thông tư 36.
Thứ nhất là đề xuất giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn bình quân từ 60% hiện nay xuống còn 40%. Bà Hồng cho biết, trước đây, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đã ở mức thấp chứ không phải 60%, tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế chậm lại, doanh nghiệp sản xuất khó khăn và tín dụng không lưu thông được nên giải pháp này cũng là hỗ trợ cho sự hồi phục của kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, hiện nay tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn bình quân của hệ thống là 31% thì các tổ chức tín dụng vẫn còn có khả năng cấp tín dụng trung, dài thêm cho nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản với số tiền lên đến khoảng 450 nghìn tỷ đồng mới tới giới hạn 40% theo dự thảo sửa đổi Thông tư 36.
Thứ hai là hệ số rủi ro của các khoản phải đòi trong cho vay bất động sản cũng dự kiến dự kiến được nâng từ 150% hiện nay lên 250%, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) không đáng kể. Theo đó, hệ số CAR bình quân của toàn hệ thống giảm từ 13% xuống 12,1%.
Như vậy, việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào bất động sản. Vấn đề là người đầu tư, kinh doanh bất động sản có đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, điều kiện vay để được rót vốn đầu tư không, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cho biết.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2015 tín dụng tín dụng trung, dài hạn tăng rất nhanh (29%), chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ. Tỷ lệ này theo chiều hướng tăng liên tục (năm 2013 là 43,1%; năm 2014 là 45,4%), làm gia tăng rủi ro mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc gia tăng đầu tư tín dụng trung, dài hạn có thể tạo áp lực lên huy động vốn trung, dài hạn cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Các bản tin khác
- Khu nghỉ dưỡng tốt nhất tại Việt Nam dành cho gia đình
- Phú Quốc khai trương cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới
- Giao dịch bất động sản đầu năm tiếp tục khởi sắc
- Hình thành khu phố du lịch An Thượng
- Thị trường giao dịch bất động sản tăng trưởng khá trong tháng đầu năm
- Ba lưu ý khi chọn đầu tư condotel 2018
- Sẽ có thêm 01 bãi đỗ xe lắp ghép 6 tầng tại Đà Nẵng
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2
- Coi chừng sập “bẫy” đất nền
- Nhiều hoạt động văn hóa, giải trí trước, trong Tết
- Bất động sản tiếp tục là kênh hút đầu tư
- Cảnh giác trong giao dịch bất động sản
- Giá bất động sản năm 2018 khó tăng đột biến
- Công ty Mikazuki đề nghị mở rộng quy mô dự án Khu du lịch Xuân Thiều
- Hơn 46 tỷ đồng khai thác du lịch biển dọc tuyến Nguyễn Tất Thành
- TMS Đà Nẵng khai trương căn hộ mẫu, VRM chính thức độc quyền phân phối Dự án
- Thaco khánh thành trung tâm ô tô tải, bus kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước tại Đà Nẵng
- Top 10 doanh nhân ảnh hưởng lớn trên thị trường bất động sản 2017
- Bất động sản Đà Nẵng sôi động, nhưng rủi ro luôn rình rập nhà đầu tư
- Thẩm định chủ trương đầu tư bến cảng Liên Chiểu