-Khi gói tín dụng 30.000 tỷ sắp kết thúc cũng là lúc một số ngân hàng ra thông báo về việc áp dụng lãi suất thương mại thông thường đối với dư nợ giải ngân sau ngày 1/6/2016.
Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết “Khách vay gói 30.000 tỷ hoảng loạn khi biết tin dữ” đã có rất nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này.
Trước thông tin về việc áp dụng lãi suất thương mại thông thường đối với dư nợ giải ngân sau ngày 1/6/2016 của gói tín dụng 30.000 tỷ, nhiều khách hàng đang tỏ ra rất lo lắng. Bạn đọc Vũ Tháp chia sẻ: “Tôi đang mua nhà loại này. Theo tiến độ 6/2016 mới giải ngân 50%. Nếu đúng như bài báo này thì sẽ là ác mộng thực sự”.
Nhiều khách hàng hoang mang trước thông tin gói 30.000 tỷ giải ngân sau 1.6 sẽ tính theo lãi suất thương mại |
“Vì nếu vay 400 triệu với lãi suất 9-10% và cộng với tiền trả hàng tháng có lẽ tôi ko trả nổi. Niềm vui về ngôi nhà mớc mơ về nhà sẽ trở thành ác mộng và gánh nặng quá lớn...Tôi sẽ phải làm thế nào ?” – độc giả Tháp phân tích.
Nhiều khách hàng tỏ ra hoang mang: “Thực tế, nếu ngân hàng nhà nước lập quỹ 30.000 tỷ chỉ để áp lãi 5% cho 3 năm đầu thì ý nghĩa giúp cho người dân dễ dàng mua nhà, giải phóng kho hàng bất động sản tồn kho chả có ý nghĩa gì cả. Trước giờ, đọc báo thấy gói 30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở xã hội, tôi và tôi cũng tin 100% độc giả đều tin tưởng lãi suất hỗ trợ trong suốt thời gian thanh toán”.
Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến phản hồi cho rằng, lỗi là do chính khách hàng không tìm hiểu rõ quy định. Độc giả Phong nêu ý kiến: “Do khách hàng không tìm hiểu rõ quy định thôi, hợp đồng tín dụng ghi rõ ràng, thông tư số 11/2013 của ngân hàng nhà nước cũng ghi rõ ràng như vậy rồi còn gì. Tâm lý lười biếng tìm hiểu thông tin giờ bị thiệt là đúng rồi. Đa số những người vay đều là trí thức có công ăn việc làm hẳn hoi”.
Cùng quan điểm trên một độc giả cũng thẳng thắn: “Đơn giản là tại mình... đừng đổ lỗi này nọ, tại sao không đọc kỹ trước khi ký, mọi thứ đều có trong hợp đồng cả, nếu ngân hàng họ làm bậy thì kiện họ... đằng này họ ghi rõ cả trong hợp đồng rồi còn gì... rất nhiều người Việt Nam mình chỉ biết đưa và ký chả thèm đọc, nên đọc kỹ trước khi ký, cũng như coi hạn sử dụng trước khi ăn”.
Bạn đọc Năm Lê cho rằng: “Các bác đi vay tiền cả trăm triệu mà không chịu đọc hợp đồng giờ đổ hết cho môi giới là quá trễ…”.
“Tìm hiểu không rõ ràng, thông tư cũng không được côngh bố rộng rãi, nếu công bố rộng rãi sẽ không có những thông tin thế này. Và nếu như giới hạn giải ngân đến ngày 1/6/2016 thì chỉ cấp cho những nhà có dự kiến hoàn thành trước ngày 1/6/2016 chứ. Nhiều nhà dự kiến hoàn thành cuối năm 2016 nhưng vẫn được vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ. Và khi làm việc với bên ngân hàng cũng không được tư vấn rõ ràng. Sau kí hợp đồng tín dụng xong, ra tết tuyên bố 1 câu xanh rờn, giải ngân sau 1/6 bị chịu lãi suất thương mại” – bạn đọc lý giải.
“Dùng tiền,nhất là khi dùng nhiều tiền, lại là tiền đi vay, thì chớ có bao giờ nói chữ "tưởng là...". Bút sa, gà chết đó. Uống một viên thuốc mà còn phải "đọc kỹ sử dụng trước khi dùng". Vay cả đống tiền mà nói "tưởng là ..."; phải đọc kỹ Hợp đồng và các quy định liên quan rối mới ký chứ” – Độc giả Sỹ Văn viết.
Thông tin này không mới
Trả lời về vấn đề này, thông tin trên báo Diễn đàn doanh nghiệp, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, theo khoản 1, Điều 2 Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định "Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013). Như vậy, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2015 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.
"Thông tin này không mới, khách hàng khi mua nhà cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định" - bà Hồng cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 12/6/2015, trả lời câu hỏi của bà Nguyễn Thị Thẩm (TP. Hồ Chí Minh) về việc ký hợp đồng tín dụng vay từ gói 30.000 tỷ đồng trong tháng 5/2015 để mua 1 căn hộ đang xây và được thanh toán theo tiến độ xây dựng, khoản tiền giải ngân sau ngày 1/6/2016 có được hưởng lãi suất ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng không? Câu trả lời nêu rõ, về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn như sau:
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: "Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực".
Như vậy, những khoản vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 sẽ không được áp dụng lãi suất theo chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Trao đổi với một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là ổn định lâu dài. Vì vậy, cần có nguồn vốn dài hạn và không chỉ phụ thuộc vào gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 1 vừa qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội có tờ trình gửi Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc quyết định lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay. Theo đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội đề xuất lãi suất mua, thuê mua nhà ở xã hội với mức: 0,4%/tháng (4,8%/năm). Hiện, Ngân hàng Chính sách Xã hội đang chờ tờ trình của NHNN gửi Thủ tướng về mức lãi suất cho vay với nhà ở xã hội. Trong khi đó, theo lộ trình đến tháng 6 thời điểm kết thúc gói 30.000 tỷ đồng sẽ triển khai nguồn tín dụng này.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Hồng Khanh
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn