Phát huy thế mạnh để tạo đột phá, mở rộng không gian đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn tập trung triển khai mạnh trong giai đoạn 2016-2020.
acebook Linkhay Google Bookmarks Twitter Gửi tin qua Email In bài viết này.
Nhiều dự án ven biển hình thành trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn sẽ góp phần phát triển không gian đô thị hiện đại về phía đông nam Đà Nẵng. |
Hình thành vóc dáng đô thị hiện đại
Từ lợi thế là địa bàn có gần 50 dự án trọng điểm phát triển đô thị, du lịch, thương mai, dịch vụ về phía đông nam thành phố, quận Ngũ Hành Sơn kỳ vọng kiến tạo diện mạo đẹp hơn trong 3 - 5 năm nữa. Tuy vậy, chất lượng phát triển đi đôi với giữ vững môi trường sinh thái hài hòa là thách thức lớn đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền địa phương ngay từ bây giờ.
Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn Lê Trung Chinh cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ 5 (nhiệm kỳ 2015-2020) đề ra nhiều giải pháp phát triển đột phá về đô thị. Theo đó, quận Ngũ Hành Sơn sẽ là điểm nhấn đô thị lớn phía đông nam, gắn kết chặt chẽ với các trung tâm đô thị liền kề của thành phố; góp phần hình thành vệt đô thị ven biển hiện đại tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam.
Những dự án đã và đang triển khai, tiêu biểu như: Dự án Khu đô thị Công nghệ FPT, đô thị Đại học Đà Nẵng, Công viên Văn hóa-lịch sử Ngũ Hành Sơn, Khu đô thị sinh thái Hòa Quý, Trung tâm thương mại Nam cầu Tiên Sơn, Bệnh viện quốc tế chất lượng cao, khơi thông sông Cổ Cò… và nhiều dự án du lịch sinh thái ven biển sẽ làm cho quận Ngũ Hành Sơn trở thành một đại công trường trong những năm tới. Cùng với đó, hàng ngàn hộ dân sẽ thực hiện chủ trương giải tỏa, tái định cư để hình thành các khu vực phát triển dự án.
Chỉ tính ở 2 phường Hòa Hải và Hòa Quý, khoảng 50% diện tích đất nằm trong vùng giải tỏa, di dời phục vụ các dự án mới. Đây là địa bàn trọng điểm nhất của quận Ngũ Hành Sơn trong thực hiện quy hoạch phát triển đô thị. Giải tỏa, đền bù đồng nghĩa với đất sản xuất của người dân sẽ bị thu hẹp; đồng thời, người dân phải làm quen với lối sống đô thị hiện đại, văn minh.
Do vậy, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn Nguyễn Thị Anh Thi cho biết, chính quyền quận Ngũ Hành Sơn xác định phải nỗ lực hết mình để thực hiện hiệu quả công tác giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư cho người dân. Trong quá trình đó, không để hình thành những điểm nóng về tranh chấp đất đai; không để tình trạng cán bộ, công chức thực hiện công tác điều hành dự án, giải tỏa đền bù, bố trí đất tái định cư nhũng nhiễu dân.
Bảo tồn làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
Làng nghề đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn nhiều năm qua đã tạo dựng thương hiệu nổi tiếng, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang vươn tầm thế giới. Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi, để bảo đảm không ô nhiễm môi trường do bụi đá, nước thải, tiếng ồn từ chế tác đá, thành phố và quận đã có chủ trương quy hoạch làng nghề từ năm 2008.
Tuy vậy, trong số gần 500 hộ dân sản xuất tại làng đá, hiện chỉ có gần 200 hộ dân di dời vào sản xuất tại khu quy hoạch mới cách phường Hòa Hải khoảng 2km. Công tác di dời còn gặp trở ngại vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là người dân làng nghề muốn được mở rộng cơ sở sản xuất sau khi vào làm tập trung.
Trước tình hình đó, UBND quận Ngũ Hành Sơn thành lập 2 tổ vận động do 2 Phó Chủ tịch UBND quận làm tổ trưởng. Tuy vậy, để vận động các hộ yên tâm vào khu quy hoạch mới, nhất thiết phải giải quyết bài toán không gian sản xuất mới cho các hộ. Giải pháp về môi trường cũng được đưa ra để bảo đảm làng nghề sản xuất sạch, các công đoạn khép kín, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân khu vực lân cận.
Với bãi biển khá dài, quận Ngũ Hành Sơn đang triển khai nhiều giải pháp để giữ vững biển sạch, không bị ô nhiễm do con người gây ra. Địa phương kêu gọi đầu tư các khu nghỉ dưỡng ven biển cùng các dịch vụ phụ trợ đi kèm để vừa nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, vừa giải quyết việc làm cho người dân.
Bên cạnh đó, Ngũ Hành Sơn đẩy mạnh mời gọi đầu tư phát triển trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, mở rộng quy mô sản xuất các làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, may mặc, chế biến thủy sản theo hướng chuyên nghiệp, bài bản hơn.
“Người dân sẽ thấy yên tâm, thoải mái khi sống trong những ngôi nhà mới sau giải tỏa, có việc làm mới phù hợp với năng lực sau khi hết đất sản xuất… Đây chính là thước đo quá trình hình thành đô thị bền vững ở quận Ngũ Hành Sơn”, bà Nguyễn Thị Anh Thi khẳng định.
Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn Lê Trung Chinh: “Những dự án có tổng giá trị hàng ngàn tỷ đồng chắc chắn sẽ góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới cho Ngũ Hành Sơn, cải thiện thu nhập, phát triển ngành thương mại, du lịch địa phương. Đây là chìa khóa để biến Ngũ Hành Sơn thành đô thị phát triển hiện đại, tương xứng với các địa phương khác của thành phố”. |
Bài và ảnh: Việt Dũng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Dự kiến giảm mạnh phí đăng ký doanh nghiệp
- Lấy ý kiến doanh nghiệp về 2 dự thảo luật
- Chấn chỉnh hoạt động giao dịch và kinh doanh bất động sản
- Cải tạo và nâng cấp 5 bãi tắm nước ngọt dọc biển
- Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Rồng chống ùn tắc giao thông
- Các khách sạn ven biển Đà Nẵng bị cảnh báo về xả thải
- Dân Đà Nẵng lo không trả nổi nợ khi tiền sử dụng đất tính theo giá hiện hành
- Đà Nẵng đề xuất làm hầm qua sân bay để chống ùn tắc
- Cấm văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua nhà đất
- Xuân Thiều sẽ chuyển mình thành khu nghỉ dưỡng đẳng cấp phong cách “Made in Japan”
- Chủ tịch CLB bóng đá Tottenham Hostpur muốn đầu tư bến du thuyền tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng công bố quy hoạch năm lối xuống biển qua khu resort
- Xu thế tất yếu
- Đồng thuận điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian công cộng
- Đất nền Đà Nẵng rớt giá, giao dịch ảm đạm
- Xử lý hành chính để thực hiện quyết định thu hồi đất triển khai dự án ở Hòa Xuân
- Hướng dẫn chính sách về nhận quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh
- Giảm giao dịch, giá vẫn cao sau 'sốt' đất
- Nhiều thủ đoạn "thổi" giá bất động sản
- Tập đoàn Ise Foods (Nhật Bản) xúc tiến đầu tư tại Đà Nẵng