Thị trường bất động sản Việt Nam đang mạnh hơn ở bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2007...
So với nhiều thị trường khác ở khu vực châu Á, bất động sản Việt Nam vẫn rẻ hơn - Ảnh: FT/Bloomberg.
Một bài viết của tờ Financial Times cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang “ấm” nhờ sự phát triển của các sân golf, lượng du khách nước ngoài tăng mạnh, và nhu cầu mua nhà của người nước ngoài.
Theo bài báo, vào năm 2008, giá bất động sản cao cấp ở Việt Nam đạt đỉnh, tăng 110% trong vòng một năm. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, và bong bóng bất động sản Việt Nam bị vỡ.
Ông Marc Townsend, Giám đốc điều này CBRE Việt Nam nhớ lại, những năm sau khi bong bóng bất động sản vỡ, thị trường rất ảm đạm. “Tất cả các công ty địa ốc đều ngồi yên, những chiếc cần cầu không hề xê dịch, các nhà thầu không có việc làm, trong khi các ngân hàng vò đầu bứt tai”, ông nói.
Nhưng cuối năm 2014, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu hồi phục nhờ tầng lớp trung lưu phát triển, tiền lương tăng lên, và quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Những chiếc cần cẩu lại hoạt động trở lại trên đường chân trời ở Tp.HCM, lán trại của công nhân xây dựng lại mọc lên.
Financial Times cho rằng, biểu tượng của những niềm hy vọng về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay chính là dự án Landmark 81 ở Tp.HCM. Tòa nhà hỗn hợp này sẽ đạt độ cao khoảng 460 mét khi hoàn thành vào năm 2017/2018, trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam. Căn hộ trong tòa nhà này có giá từ 200.000 USD.
Theo ông Fraser Wilson, trưởng bộ phận bất động sản của Dragon Capital, thị trường bất động sản Việt Nam đang mạnh hơn ở bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2007.
Số liệu của CBRE cho thấy, năm ngoái thị trường địa ốc Tp.HCM có thêm 41.907 đơn vị nhà mới, con số cao chưa từng có. Doanh số cũng đạt mức đỉnh mới, với 36.160 đơn vị nhà được trao đổi, tăng gấp đôi so với năm 2014.
Năm nay, công ty tư vấn bất động sản VinaCapital sẽ đưa ra thị trường dự án Nine South Estate với 381 căn hộ, tổng trị giá 130 triệu USD. Mỗi căn hộ 4 phòng ngủ trong tòa này có giá từ 800.000 USD.
So với nhiều thị trường khác ở khu vực châu Á, bất động sản Việt Nam vẫn rẻ hơn. Ở khu vực trung tâm Tp.HCM, giá bất động sản cao cấp dao động từ 3.000-5.000 USD/mét vuông, thấp hơn nhiều so với mức 9.375 USD/mét vuông đối với giá nhà tương tự ở Bangkok.
Bởi vậy, Việt Nam đang dịch chuyển từ vị trí một “thị trường sơ khai thành một nơi để đầu tư”, ông Townsend nói.
Tháng 7/2015, Việt Nam thông qua luật mới mở cửa thị trường bất động sản cho người nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà đầu tư vẫn đang cân nhắc cơ hội mà luật này mang lại.
Theo ông Matthew Koziora, trưởng bộ phận bán hàng và marketing thuộc VinaCapital, một vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn là “đưa tiền vào và ra khỏi Việt Nam sau khi căn nhà được bán”. Một vấn đề khác là liệu khi mua nhà ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có được cấp visa cư trú hay không.
“Luật mới cho phép nhà đầu tư nước ngoài được cho thuê nhà, nhưng liệu sau khi đã được kiểm toán và đóng thuế, khoản thu nhập đó có thể được gửi ra nước ngoài hay không? Điều này vẫn còn phải chờ xem”, ông Koziora nói.
Ngoài bất động sản nhà ở, bất động sản du lịch và sân golf cũng đang được đánh giá là giàu tiềm năng ở Việt nam.
Ông Jose Luis Calle, Giám đốc điều hành của Lifestyle Retreats, cho rằng Việt Nam có thể trở thành một điểm đến du lịch toàn cầu. Hiện công ty này đang phát triển một khu nghỉ dưỡng gồm 60 phòng và villa ở Mũi Né.
Khách quốc tế mua nhà ở Việt Nam thường chú trọng dự án của các thương hiệu lớn. Tại InterContinental Sun Peninsula Resort ở Đà Nẵng, một villa bên bờ biển với 4 phòng ngủ và 2 bể bơi đang được bán với giá 3,28 triệu Bảng. Ở dự án Sanctuary Residences thuộc khu Hồ Tràm, CBRE đang bán một villa 3 phòng ngủ, có bể bơi, với giá 385.000 USD và đảm bảo có khách thuê 2 năm.
Theo Financial Times, hiện đã có tất cả 38 sân golf ở Việt Nam, và 65 sân golf khác đang được lên kế hoạch hoặc đang trong quá trình xây dựng. Vina Capital cho biết đã bán được khoảng 90% số căn hộ ở The Point, một dự án nằm quanh một sân golf 18 lỗ ở Đà Nẵng.
Theo bài báo, vào năm 2008, giá bất động sản cao cấp ở Việt Nam đạt đỉnh, tăng 110% trong vòng một năm. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, và bong bóng bất động sản Việt Nam bị vỡ.
Ông Marc Townsend, Giám đốc điều này CBRE Việt Nam nhớ lại, những năm sau khi bong bóng bất động sản vỡ, thị trường rất ảm đạm. “Tất cả các công ty địa ốc đều ngồi yên, những chiếc cần cầu không hề xê dịch, các nhà thầu không có việc làm, trong khi các ngân hàng vò đầu bứt tai”, ông nói.
Nhưng cuối năm 2014, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu hồi phục nhờ tầng lớp trung lưu phát triển, tiền lương tăng lên, và quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Những chiếc cần cẩu lại hoạt động trở lại trên đường chân trời ở Tp.HCM, lán trại của công nhân xây dựng lại mọc lên.
Financial Times cho rằng, biểu tượng của những niềm hy vọng về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay chính là dự án Landmark 81 ở Tp.HCM. Tòa nhà hỗn hợp này sẽ đạt độ cao khoảng 460 mét khi hoàn thành vào năm 2017/2018, trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam. Căn hộ trong tòa nhà này có giá từ 200.000 USD.
Theo ông Fraser Wilson, trưởng bộ phận bất động sản của Dragon Capital, thị trường bất động sản Việt Nam đang mạnh hơn ở bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2007.
Số liệu của CBRE cho thấy, năm ngoái thị trường địa ốc Tp.HCM có thêm 41.907 đơn vị nhà mới, con số cao chưa từng có. Doanh số cũng đạt mức đỉnh mới, với 36.160 đơn vị nhà được trao đổi, tăng gấp đôi so với năm 2014.
Năm nay, công ty tư vấn bất động sản VinaCapital sẽ đưa ra thị trường dự án Nine South Estate với 381 căn hộ, tổng trị giá 130 triệu USD. Mỗi căn hộ 4 phòng ngủ trong tòa này có giá từ 800.000 USD.
So với nhiều thị trường khác ở khu vực châu Á, bất động sản Việt Nam vẫn rẻ hơn. Ở khu vực trung tâm Tp.HCM, giá bất động sản cao cấp dao động từ 3.000-5.000 USD/mét vuông, thấp hơn nhiều so với mức 9.375 USD/mét vuông đối với giá nhà tương tự ở Bangkok.
Bởi vậy, Việt Nam đang dịch chuyển từ vị trí một “thị trường sơ khai thành một nơi để đầu tư”, ông Townsend nói.
Tháng 7/2015, Việt Nam thông qua luật mới mở cửa thị trường bất động sản cho người nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà đầu tư vẫn đang cân nhắc cơ hội mà luật này mang lại.
Theo ông Matthew Koziora, trưởng bộ phận bán hàng và marketing thuộc VinaCapital, một vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn là “đưa tiền vào và ra khỏi Việt Nam sau khi căn nhà được bán”. Một vấn đề khác là liệu khi mua nhà ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có được cấp visa cư trú hay không.
“Luật mới cho phép nhà đầu tư nước ngoài được cho thuê nhà, nhưng liệu sau khi đã được kiểm toán và đóng thuế, khoản thu nhập đó có thể được gửi ra nước ngoài hay không? Điều này vẫn còn phải chờ xem”, ông Koziora nói.
Ngoài bất động sản nhà ở, bất động sản du lịch và sân golf cũng đang được đánh giá là giàu tiềm năng ở Việt nam.
Ông Jose Luis Calle, Giám đốc điều hành của Lifestyle Retreats, cho rằng Việt Nam có thể trở thành một điểm đến du lịch toàn cầu. Hiện công ty này đang phát triển một khu nghỉ dưỡng gồm 60 phòng và villa ở Mũi Né.
Khách quốc tế mua nhà ở Việt Nam thường chú trọng dự án của các thương hiệu lớn. Tại InterContinental Sun Peninsula Resort ở Đà Nẵng, một villa bên bờ biển với 4 phòng ngủ và 2 bể bơi đang được bán với giá 3,28 triệu Bảng. Ở dự án Sanctuary Residences thuộc khu Hồ Tràm, CBRE đang bán một villa 3 phòng ngủ, có bể bơi, với giá 385.000 USD và đảm bảo có khách thuê 2 năm.
Theo Financial Times, hiện đã có tất cả 38 sân golf ở Việt Nam, và 65 sân golf khác đang được lên kế hoạch hoặc đang trong quá trình xây dựng. Vina Capital cho biết đã bán được khoảng 90% số căn hộ ở The Point, một dự án nằm quanh một sân golf 18 lỗ ở Đà Nẵng.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Nên an cư hay lạc nghiệp trước?
- Thu hồi dự án chung cư cao cấp để xây trường học
- Giá đất tái định cư tại một số khu dân cư
- Đường 3-2: Nốt lặng giữa lòng thành phố
- Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng!
- Mở bán 6 biệt thự sát biển tại Premier Village Danang Resort
- Ngân hàng hậu thuẫn mạnh khách vay mua nhà
- Công chứng nhà đất gặp khó với giấy xác nhận độc thân
- Bán nhà ở cho người nước ngoài và Việt kiều: Thủ tục trói chân người mua
- Đòn bẩy tại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng
- Người nước ngoài mua nhà cần thủ tục gì?
- Xây khách sạn hái ra tiền tại thị trường Đà Nẵng
- Kiến nghị gỡ vướng cấp giấy chứng nhận nhà đất
- Thời điểm tốt để mua nhà và đầu tư bất động sản
- Biệt thự biển Premier Village Danang Resort - Chốn đi về sinh lợi
- BĐS nghỉ dưỡng - ‘cơn khát’ mới của giới đầu tư
- Lý do người Việt chuộng đầu tư đất nền, nhà phố
- Khối ngoại tăng tốc đầu tư bất động sản Việt Nam
- Bất động sản vượt “ải” tháng Ngâu
- Việt kiều, người nước ngoài mua nhà: Sốt ruột chờ hướng dẫn