Theo các chuyên gia bất động sản (BĐS), từ đầu năm 2016 đến nay thị trường BĐS TP.HCM có nhiều yếu tố tiềm ẩn bất ổn như giao dịch chững lại, mất cân đối về cung cầu, dự án ngưng thi công còn nhiều...
Cụ thể, theo nhận định của Hiệp hội BĐS TP.HCM, trong 3 tháng đầu năm 2016 thị trường đã có dấu hiệu chững lại về lượng giao dịch khi chỉ có 9.000 căn đã bán trong tổng số 57.000 căn dự kiến chào bán ra thị trường, thấp hơn so với quý 4/2015. Trong khi đó, phân khúc nhà ở thương mại có giá bán trên dưới 1 tỉ đồng/căn trong nhiều năm qua vẫn là phân khúc phát triển bền vững, trụ cột của thị trường, đáp ứng nhu cầu thật của phần lớn người tiêu dùng nhưng hiện nay nguồn cung nhỏ giọt, không đủ cầu. Ngược lại, phân khúc BĐS cao cấp tập trung ở khu trung tâm, khu Đông và Nam TP lại đang “nở rộ”, áp đảo về nguồn cung BĐS trên thị trường hiện nay.
Ngoài ra, hiện trên toàn TP có khoảng 1.219 dự án với quy mô 315.500 căn. Trong đó có 549 dự án đã hoàn thành (chiếm 45%), 584 dự án đang triển khai đầu tư (chiếm 48%), gồm 353 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư; 231 dự án đã khởi công xây dựng, trong đó có 51 dự án đang ngưng thi công và có đến 86 dự án hết hạn công nhận chủ đầu tư. Như vậy, có đến 137 dự án tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư. Bên cạnh đó, còn có 52 dự án chưa thể triển khai được do vướng khâu giải phóng mặt bằng. Đây cũng là phần chìm của tảng băng hàng tồn kho trên thị trường BĐS cần phải có giải pháp hợp lý, nên rất cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để sớm triển khai dự án và vừa đảm bảo lợi ích của người có đất, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
Việc Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36 theo hướng “siết” tín dụng đã tác động mạnh đến tâm lý khách hàng cũng như doanh nghiệp. Gói tín dụng 30.000 tỉ đồng đến nay đã hết, không còn giải ngân cũng đã làm giảm nguồn cung và cầu đối với phân khúc nhà ở xã hội, nhà thương mại khoảng trên dưới 1 tỉ đồng/căn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giao dịch nhà đất chững lại.
Lãnh đạo một công ty BĐS nói rằng, hiện nay nguồn cung BĐS đưa ra khá nhiều, toàn dự án "khủng" khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt với nhau trong việc thu hút khách hàng, triển khai dự án. “Mặc dù Thông tư 36 chưa sửa đổi nhưng các ngân hàng đã bắt đầu thận trọng với các hồ sơ vay vốn, điều kiện xét duyệt cũng khó khăn hơn. Điều này đã làm cho những người có nhu cầu mua nhà phải vay tiền ngân hàng từ bỏ ý định mua nhà. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, chắc chắn thị trường BĐS sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong thời gian tới. Bởi hiện doanh nghiệp đang phải chắt móp bán từng sản phẩm, ký được hợp đồng nào là mừng hợp đồng đó, rất khó khăn”, vị này cho hay.
Đình Sơn
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Xu hướng bất động sản cho giới trẻ
- Thị trường bất động sản: Tăng tốc đón mùa sôi động nhất trong năm
- Đà Nẵng: Phát triển không gian ngầm tại 2 bờ Đông, Tây sông Hàn và khu vực Sân bay
- Bà Nà Hills Golf Club - sân golf mới tốt nhất thế giới
- Kỷ niệm 20 năm TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương: 20 năm ấy biết bao nhiêu tình!
- Bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu vay cuối năm
- Dân Hà Nội “đổ xô” mua căn hộ hướng biển
- Địa ốc Nhà Vuông phân phối dự án Luxury Apartment Đà Nẵng
- Quảng bá du lịch Sơn Trà và biển Đà Nẵng
- Sóng đầu tư đổ về các thị trường mới
- Cocobay Đà Nẵng được bán nhà hình thành trong tương lai
- Bất động sản tích hợp công nghệ: Xu hướng thị trường 2017?
- Khách Đà Nẵng “Khám phá hành trình Novaland”: Hành trình của niềm tin
- Bán đảo Sơn Trà sẽ là khu du lịch quốc gia
- Xin chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng
- Cẩn trọng với bẫy khách hàng của môi giới tay ngang
- Tập đoàn Kangwon Land (Hàn Quốc) tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản tăng mạnh Nhiều gói vay hỗ trợ khách hàng
- Mercure Bà Nà Hills French Village khuyến mại khủng mùa trăng mật
- Mua nhà hỗ trợ lãi suất 0%, lợi thì có lợi…