Theo các chuyên gia bất động sản (BĐS), từ đầu năm 2016 đến nay thị trường BĐS TP.HCM có nhiều yếu tố tiềm ẩn bất ổn như giao dịch chững lại, mất cân đối về cung cầu, dự án ngưng thi công còn nhiều...
Cụ thể, theo nhận định của Hiệp hội BĐS TP.HCM, trong 3 tháng đầu năm 2016 thị trường đã có dấu hiệu chững lại về lượng giao dịch khi chỉ có 9.000 căn đã bán trong tổng số 57.000 căn dự kiến chào bán ra thị trường, thấp hơn so với quý 4/2015. Trong khi đó, phân khúc nhà ở thương mại có giá bán trên dưới 1 tỉ đồng/căn trong nhiều năm qua vẫn là phân khúc phát triển bền vững, trụ cột của thị trường, đáp ứng nhu cầu thật của phần lớn người tiêu dùng nhưng hiện nay nguồn cung nhỏ giọt, không đủ cầu. Ngược lại, phân khúc BĐS cao cấp tập trung ở khu trung tâm, khu Đông và Nam TP lại đang “nở rộ”, áp đảo về nguồn cung BĐS trên thị trường hiện nay.
Ngoài ra, hiện trên toàn TP có khoảng 1.219 dự án với quy mô 315.500 căn. Trong đó có 549 dự án đã hoàn thành (chiếm 45%), 584 dự án đang triển khai đầu tư (chiếm 48%), gồm 353 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư; 231 dự án đã khởi công xây dựng, trong đó có 51 dự án đang ngưng thi công và có đến 86 dự án hết hạn công nhận chủ đầu tư. Như vậy, có đến 137 dự án tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư. Bên cạnh đó, còn có 52 dự án chưa thể triển khai được do vướng khâu giải phóng mặt bằng. Đây cũng là phần chìm của tảng băng hàng tồn kho trên thị trường BĐS cần phải có giải pháp hợp lý, nên rất cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để sớm triển khai dự án và vừa đảm bảo lợi ích của người có đất, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
Việc Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36 theo hướng “siết” tín dụng đã tác động mạnh đến tâm lý khách hàng cũng như doanh nghiệp. Gói tín dụng 30.000 tỉ đồng đến nay đã hết, không còn giải ngân cũng đã làm giảm nguồn cung và cầu đối với phân khúc nhà ở xã hội, nhà thương mại khoảng trên dưới 1 tỉ đồng/căn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giao dịch nhà đất chững lại.
Lãnh đạo một công ty BĐS nói rằng, hiện nay nguồn cung BĐS đưa ra khá nhiều, toàn dự án "khủng" khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt với nhau trong việc thu hút khách hàng, triển khai dự án. “Mặc dù Thông tư 36 chưa sửa đổi nhưng các ngân hàng đã bắt đầu thận trọng với các hồ sơ vay vốn, điều kiện xét duyệt cũng khó khăn hơn. Điều này đã làm cho những người có nhu cầu mua nhà phải vay tiền ngân hàng từ bỏ ý định mua nhà. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, chắc chắn thị trường BĐS sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong thời gian tới. Bởi hiện doanh nghiệp đang phải chắt móp bán từng sản phẩm, ký được hợp đồng nào là mừng hợp đồng đó, rất khó khăn”, vị này cho hay.
Đình Sơn
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Đà Nẵng có "Thung lũng Silicon" lớn nhất cả nước: Tổng vốn đầu tư 121 triệu USD, xác định mức doanh thu 3 tỷ USD/năm
- Sự thật sốc giao dịch đất nền Vân Đồn, Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Đề nghị hoàn trả 1.200 tỷ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Đà Nẵng sắp có lễ hội Ẩm thực quốc tế
- Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm bất động sản nghỉ dưỡng
- Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Canada tại Đà Nẵng
- Giá đất nền tại Đà Nẵng bớt nóng
- Sở Xây dựng cảnh báo người dân trong giao dịch bất động sản
- Chuyện về những Nữ Doanh nhân
- Lưỡng thổ thành sơn, bất động sản có sóng trong năm Kỷ Hợi 2019
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án ở Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà
- Đầu tư 1.800 tỷ đồng vào dự án Khu đô thị Thủy Tú
- Ba thị trường địa ốc tâm điểm trong 2019
- Người nước ngoài được mua nhà tại 17 dự án ở Đà Nẵng
- Công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở - Đợt 01.
- Đà Nẵng công bố giá đất năm 2019
- Cảnh báo trong mua bán nhà đất, chuyển nhượng chung cư
- Sôi nổi thi công xây dựng đầu năm mới
- Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2
- Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng