Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành ít nhất 3% dư nợ cho vay để cho vay nhà ở giá rẻ với lãi suất thấp tối đa bằng 50% lãi suất trên thị trường....
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Thông tin này được ông Nguyễn Trần Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tiết lộ tại Diễn đàn Giá trị thật bất động sản Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Trần Nam "Việc hỗ trợ cho người nghèo mua nhà ở giá thấp hay nhà ở xã hội đã được chính thức đưa vào luật Nhà ở và Nghị định 100 về phát triển nhà ở xã hội".
Theo đó, các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành ít nhất 3% dư nợ cho vay để cho vay nhà ở xã hội, với lãi suất thấp tối đa bằng 50% lãi suất trên thị trường. Với mức lãi suất vay thương mại dành cho mua nhà hiện nay thì có thể mức lãi suất sẽ chỉ loanh quanh mức 5%/năm - bằng với gói vay 30.000 tỷ đồng.
Hiện, 5 NHTM có tổng dư nợ trên 1 triệu tỷ, nghĩa là luôn dành khoảng 30.000 tỷ để cho vay"- nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng tính toán.
Ông Nam cũng cho biết, NHNN đã triển khai, chỉ định 4 NHTM Nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV phải thực hiện điều luật này. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng đã ban hành Thông tư 25 hướng dẫn đối tượng cho vay, cách thức bù giá, cho vay...
Nguồn vay thứ 2 Luật Nhà ở cũng quy định, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay với các hộ nghèo mua nhà ở xã hội với nguồn vốn vay 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động.
"Như vậy, thay cho gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có 2 gói vay không giới hạn quy mô, thời gian vay với lãi suất thấp dành cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Vì thế người có nhu cầu vay mua nhà hoàn toàn có thể yên tâm" - ông Nguyễn Trần Nam khẳng định.
Triển khai từ năm 2013, tới thời điểm ngày 20/3/2016 theo thống kê của NHNN, các ngân hàng đã cam kết cho vay 30.691,9 tỷ đồng. Số tiền lũy kế giải ngân tới ngày 20/3 là 21.886,9 tỷ đồng.
Gói 30.000 tỷ đồng có sự tham gia của19 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngoại thương (Vietcombank), Công Thương (VietinBank), Đại chúng (PVcomBank), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Sài Gòn Hà Nội (SHB), Tiên Phong (TPBank), Sài Gòn (SCB), Nam Á, Đông Nam Á (SeaBank), Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Phương Đông (OCB), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Việt Nam Thương Tín (VietBank), Quốc tế (VIB), Quốc dân (NCB), Bảo Việt (BaoVietBank) và Á Châu (ACB).
Các bản tin khác
- Hợp đồng nhà, đất đã công chứng, có được hủy?
- “Săn” khách ngoại mua nhà
- Bảo vệ cẩn mật dữ liệu công dân, doanh nghiệp
- Bà Nà Hills đón vị khách thứ 1 triệu
- Giao lưu trực tuyến về Công chứng hợp đồng nhà, đất
- Việt Kiều mua nhà: Sẽ không có đột biến
- Khẩn trương hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành tư pháp
- Kết quả cuộc thi sáng tác ca khúc về Ngành Tư pháp và về Ngày Pháp luật nước CHXHCNVN (09/11)
- Quỹ ngoại ồ ạt rót tiền vào bất động sản
- Giao lưu trực tuyến về Công chứng hợp đồng nhà, đất
- 7 lý do khiến nhà giàu Việt đổ tiền vào biệt thự biển
- Đề xuất tháo gỡ thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Người nước ngoài sở hữu nhà tại VN bao nhiêu là vừa?
- Nhà giàu âm thầm đổ tiền vào biệt thự hạng sang
- Hồ sơ mua nhà được vay gói 30.000 tỉ đồng
- Nhập cảnh một ngày là mua được nhà
- Công bố 13 Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết
- Ra mắt du thuyền 5 sao đầu tiên tại Đà Nẵng
- Đề nghị hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở để triển khai đầu tư nhà ở xã hội
- Vingroup muốn đầu tư ga Đà Nẵng