Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành ít nhất 3% dư nợ cho vay để cho vay nhà ở giá rẻ với lãi suất thấp tối đa bằng 50% lãi suất trên thị trường....
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Thông tin này được ông Nguyễn Trần Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tiết lộ tại Diễn đàn Giá trị thật bất động sản Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Trần Nam "Việc hỗ trợ cho người nghèo mua nhà ở giá thấp hay nhà ở xã hội đã được chính thức đưa vào luật Nhà ở và Nghị định 100 về phát triển nhà ở xã hội".
Theo đó, các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành ít nhất 3% dư nợ cho vay để cho vay nhà ở xã hội, với lãi suất thấp tối đa bằng 50% lãi suất trên thị trường. Với mức lãi suất vay thương mại dành cho mua nhà hiện nay thì có thể mức lãi suất sẽ chỉ loanh quanh mức 5%/năm - bằng với gói vay 30.000 tỷ đồng.
Hiện, 5 NHTM có tổng dư nợ trên 1 triệu tỷ, nghĩa là luôn dành khoảng 30.000 tỷ để cho vay"- nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng tính toán.
Ông Nam cũng cho biết, NHNN đã triển khai, chỉ định 4 NHTM Nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV phải thực hiện điều luật này. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng đã ban hành Thông tư 25 hướng dẫn đối tượng cho vay, cách thức bù giá, cho vay...
Nguồn vay thứ 2 Luật Nhà ở cũng quy định, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay với các hộ nghèo mua nhà ở xã hội với nguồn vốn vay 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động.
"Như vậy, thay cho gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có 2 gói vay không giới hạn quy mô, thời gian vay với lãi suất thấp dành cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Vì thế người có nhu cầu vay mua nhà hoàn toàn có thể yên tâm" - ông Nguyễn Trần Nam khẳng định.
Triển khai từ năm 2013, tới thời điểm ngày 20/3/2016 theo thống kê của NHNN, các ngân hàng đã cam kết cho vay 30.691,9 tỷ đồng. Số tiền lũy kế giải ngân tới ngày 20/3 là 21.886,9 tỷ đồng.
Gói 30.000 tỷ đồng có sự tham gia của19 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngoại thương (Vietcombank), Công Thương (VietinBank), Đại chúng (PVcomBank), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Sài Gòn Hà Nội (SHB), Tiên Phong (TPBank), Sài Gòn (SCB), Nam Á, Đông Nam Á (SeaBank), Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Phương Đông (OCB), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Việt Nam Thương Tín (VietBank), Quốc tế (VIB), Quốc dân (NCB), Bảo Việt (BaoVietBank) và Á Châu (ACB).
Các bản tin khác
- Nhà giá rẻ cạnh tranh khốc liệt
- Thành lập Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam
- Không làm sổ đỏ, nghỉ làm dự án
- Vay mua nhà cần thận trọng với phí phạt trả trước
- Hướng dẫn mới về ưu đãi tiền sử dụng đất cho người có công
- Người nhập cư là cơ hội cho thị trường nhà ở
- KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XIII: Sẽ thông qua nhiều dự án luật và dự thảo nghị quyết quan trọng
- Phát huy vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế xã hội
- Hướng dẫn mới về cho vay hỗ trợ nhà ở
- Sẽ đề xuất hủy quy hoạch dự án Làng đại học Đà Nẵng
- Đại gia Hà thành khoái chơi biệt thự biển triệu đô
- Được vay gói 30.000 tỉ đồng để xây nhà bán, cho thuê
- Họp Hội đồng thẩm định Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng
- Thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp?
- Làm thế nào để nhận ra cơ hội trên thị trường bất động sản?
- Hòa Vang tổ chức bốc thăm công khai đất tái định cư
- Cán bộ, công chức sẽ được vay ưu đãi mua nhà giá dưới 1,05 tỷ đồng
- Xây dựng sân bay trực thăng tại dự án Bến du thuyền Đà Nẵng
- Nét đẹp văn hóa doanh nhân
- Gặp mặt và tuyên dương doanh nhân