Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành ít nhất 3% dư nợ cho vay để cho vay nhà ở giá rẻ với lãi suất thấp tối đa bằng 50% lãi suất trên thị trường....
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Thông tin này được ông Nguyễn Trần Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tiết lộ tại Diễn đàn Giá trị thật bất động sản Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Trần Nam "Việc hỗ trợ cho người nghèo mua nhà ở giá thấp hay nhà ở xã hội đã được chính thức đưa vào luật Nhà ở và Nghị định 100 về phát triển nhà ở xã hội".
Theo đó, các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành ít nhất 3% dư nợ cho vay để cho vay nhà ở xã hội, với lãi suất thấp tối đa bằng 50% lãi suất trên thị trường. Với mức lãi suất vay thương mại dành cho mua nhà hiện nay thì có thể mức lãi suất sẽ chỉ loanh quanh mức 5%/năm - bằng với gói vay 30.000 tỷ đồng.
Hiện, 5 NHTM có tổng dư nợ trên 1 triệu tỷ, nghĩa là luôn dành khoảng 30.000 tỷ để cho vay"- nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng tính toán.
Ông Nam cũng cho biết, NHNN đã triển khai, chỉ định 4 NHTM Nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV phải thực hiện điều luật này. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng đã ban hành Thông tư 25 hướng dẫn đối tượng cho vay, cách thức bù giá, cho vay...
Nguồn vay thứ 2 Luật Nhà ở cũng quy định, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay với các hộ nghèo mua nhà ở xã hội với nguồn vốn vay 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động.
"Như vậy, thay cho gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có 2 gói vay không giới hạn quy mô, thời gian vay với lãi suất thấp dành cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Vì thế người có nhu cầu vay mua nhà hoàn toàn có thể yên tâm" - ông Nguyễn Trần Nam khẳng định.
Triển khai từ năm 2013, tới thời điểm ngày 20/3/2016 theo thống kê của NHNN, các ngân hàng đã cam kết cho vay 30.691,9 tỷ đồng. Số tiền lũy kế giải ngân tới ngày 20/3 là 21.886,9 tỷ đồng.
Gói 30.000 tỷ đồng có sự tham gia của19 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngoại thương (Vietcombank), Công Thương (VietinBank), Đại chúng (PVcomBank), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Sài Gòn Hà Nội (SHB), Tiên Phong (TPBank), Sài Gòn (SCB), Nam Á, Đông Nam Á (SeaBank), Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Phương Đông (OCB), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Việt Nam Thương Tín (VietBank), Quốc tế (VIB), Quốc dân (NCB), Bảo Việt (BaoVietBank) và Á Châu (ACB).
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng