-Người mua nhà tại các dự án nợ tiền sử dụng đất sẽ bị “treo” giấy chủ quyền, kéo theo hàng loạt rủi ro khác. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng này không hiếm tại TP.HCM, khách hàng cần lưu ý để chọn những chủ đầu tư uy tín.
Thị trường bất động sản đang chuyển biến tích cực, tranh thủ cơ hội này, nhiều chủ đầu tư cũng bung hàng ra bán. Trong đó có không ít doanh nghiệp thiếu năng lực tài chính, nợ tiền sử dụng đất, vẫn tham gia thị trường, để huy động vốn của khách hàng.
Mua căn hộ tại dự án ở khu Tây Sài Gòn, vào khoảng cuối năm 2014, anh Tâm nghe môi giới nói dự án đã có giấy phép xây dựng nên hoàn toàn yên tâm về pháp lý. “Mua nhà lần đầu nên không có kinh nghiệm gì. Mấy tháng sau có anh bạn làm bất động sản đến nhà chơi, hỏi ra mới biết có những dự án nợ tiền sử dụng đất nhưng vẫn được cấp phép xây dựng bình thường.
Lấy giấy phép ra xem thì trên đó cũng ghi: chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi hết thời gian gia hạn nộp tiền sử dụng đất và không được chuyển nhượng công trình khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Gọi điện hỏi môi giới thì bên đó nói chủ đầu tư sắp đóng tiền sử dụng đất rồi. Cũng may, dự án bán được nên chủ đầu tư còn có đường xoay xở, chứ không thì rắc rối” - anh Tâm nói.
Tình trạng rao bán khi dự án vẫn nợ tiền sử dụng đất cũng xảy ra ở nhiều dự án khác như Anh Tuấn Garden (H.Nhà Bè), Lotus Residence (Q.7), dự án 19/9 Tân Kỳ Tân Quý (Q.Tân Phú), chung cư Lê Trực (Q.Bình Thạnh)…
Theo luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partners, căn cứ Điều 42, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, dự án chung cư nợ tiền sử dụng đất thì không được phép bán căn hộ cho khách hàng. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm 3 điều kiện. Trong đó có điều kiện: Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).
Mua nhà đất ở những dự án chưa đóng tiền sử dụng đất, khách hàng sẽ gặp nhiều rủi ro như: Không được cấp giấy chủ quyền dẫn đến khó mua bán, cầm cố... Ngoài ra, việc các chủ đầu tư vội vàng “bán lúa non”, khi chưa nộp tiền sử dụng đất, cũng cho thấy khả năng tài chính đang gặp vấn đề khó khăn.
Theo luật sư Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng luật sư Trường, để hạn chế rủi ro khi mua nhà, khách hàng cần yêu cầu chủ đầu tư “trưng” sổ đỏ, xem dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, đã đóng tiền sử dụng đất chưa. Bên cạnh đó, cần chọn những doanh nghiệp, nhà đầu tư uy tín để đảm bảo những cam kết về sau.
Quốc Tuấn
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Người mua nhà đang “kết” tiêu chí nào?
- Vẫn cho giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đến khi hết
- Đà Nẵng năm thứ ba liên tiếp giữ ngôi đầu PCI
- Bất động sản bắt tay với bán lẻ
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng sôi động
- Cần công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản
- Cận cảnh 'tòa nhà Apple’ sắp khai trương tại Đà Nẵng
- Khai trương khách sạn 5 sao Grand Tourane
- Tổng mặt bằng xây dựng hầm chui đường Điện Biên Phủ
- Ngân hàng dừng ký hợp đồng mới gói 30.000 tỉ đồng
- Sun Group mở bán 2 dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại Phú Quốc
- Thứ tự ưu tiên đầu tư cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017
- Đề xuất xây dựng cầu vượt đường sắt Nam Trân
- Sân golf 32 triệu USD tại Bà Nà
- Công bố top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín tại Việt Nam
- Nâng cấp đường lên các khu du lịch dịch vụ đỉnh Sơn Trà
- Địa ốc hồi hộp chờ tin gói 30.000 tỉ
- Hàng ngàn người đội mưa xem khánh thành cầu Cửa Đại
- Bán đấu giá khu đất lớn đường Võ Văn Kiệt
- Khai trương sân golf đầu tiên tại Bà Nà