-Người mua nhà tại các dự án nợ tiền sử dụng đất sẽ bị “treo” giấy chủ quyền, kéo theo hàng loạt rủi ro khác. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng này không hiếm tại TP.HCM, khách hàng cần lưu ý để chọn những chủ đầu tư uy tín.
Thị trường bất động sản đang chuyển biến tích cực, tranh thủ cơ hội này, nhiều chủ đầu tư cũng bung hàng ra bán. Trong đó có không ít doanh nghiệp thiếu năng lực tài chính, nợ tiền sử dụng đất, vẫn tham gia thị trường, để huy động vốn của khách hàng.
Mua căn hộ tại dự án ở khu Tây Sài Gòn, vào khoảng cuối năm 2014, anh Tâm nghe môi giới nói dự án đã có giấy phép xây dựng nên hoàn toàn yên tâm về pháp lý. “Mua nhà lần đầu nên không có kinh nghiệm gì. Mấy tháng sau có anh bạn làm bất động sản đến nhà chơi, hỏi ra mới biết có những dự án nợ tiền sử dụng đất nhưng vẫn được cấp phép xây dựng bình thường.
Lấy giấy phép ra xem thì trên đó cũng ghi: chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi hết thời gian gia hạn nộp tiền sử dụng đất và không được chuyển nhượng công trình khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Gọi điện hỏi môi giới thì bên đó nói chủ đầu tư sắp đóng tiền sử dụng đất rồi. Cũng may, dự án bán được nên chủ đầu tư còn có đường xoay xở, chứ không thì rắc rối” - anh Tâm nói.
Tình trạng rao bán khi dự án vẫn nợ tiền sử dụng đất cũng xảy ra ở nhiều dự án khác như Anh Tuấn Garden (H.Nhà Bè), Lotus Residence (Q.7), dự án 19/9 Tân Kỳ Tân Quý (Q.Tân Phú), chung cư Lê Trực (Q.Bình Thạnh)…
Theo luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partners, căn cứ Điều 42, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, dự án chung cư nợ tiền sử dụng đất thì không được phép bán căn hộ cho khách hàng. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm 3 điều kiện. Trong đó có điều kiện: Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).
Mua nhà đất ở những dự án chưa đóng tiền sử dụng đất, khách hàng sẽ gặp nhiều rủi ro như: Không được cấp giấy chủ quyền dẫn đến khó mua bán, cầm cố... Ngoài ra, việc các chủ đầu tư vội vàng “bán lúa non”, khi chưa nộp tiền sử dụng đất, cũng cho thấy khả năng tài chính đang gặp vấn đề khó khăn.
Theo luật sư Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng luật sư Trường, để hạn chế rủi ro khi mua nhà, khách hàng cần yêu cầu chủ đầu tư “trưng” sổ đỏ, xem dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, đã đóng tiền sử dụng đất chưa. Bên cạnh đó, cần chọn những doanh nghiệp, nhà đầu tư uy tín để đảm bảo những cam kết về sau.
Quốc Tuấn
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Ai công chứng hợp đồng mua bán đất?
- Bất động sản Đà Nẵng trong năm 2015: Kỳ vọng khởi sắc
- Mở ra một trang mới trong đăng ký hộ tịch
- Đà Nẵng, giao dịch không dùng tiền mặt đang tăng nhanh
- Giá đất sẽ tăng gần 2 lần
- Liên thông thực hiện TTHC công chứng, đăng ký QSDĐ, thuế
- Luật nhà ở (sửa đổi) vừa được thông qua ảnh hưởng thế nào đến tâm lý thị trường?
- Áp dụng biểu thuế mới cho bất động sản: Sẽ ít người bị ảnh hưởng hơn (17/12/2014)
- Thuế chuyển nhượng nhà đất: Một cách tính: 2% trên giá trị giao dịch
- Khởi động kế hoạch kinh doanh mới
- Quy định mới về quản lý tiền thu được từ sắp xếp lại nhà, đất
- Chuyển từ công chứng tay sang công chứng điện tử
- Thư mời đăng ký tham gia và cung cấp thông tin, hồ sơ bình xét 100 doanh nghiệp tiêu biểu
- Đô thị FPT Đà Nẵng sử dụng tài nguyên hiệu quả đầu tiên tại Việt Nam
- Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thuế TNDN năm 2014
- Bà Nà Hills thêm 3 cụm công trình mới trong năm 2015
- Căn hộ đón dòng tiền cuối năm
- Xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến nổi bật nhất năm 2015
- Đối thoại đầu tuần: Hải Châu xây dựng và phát triển đô thị
- Khởi công tòa nhà cao nhất Việt Nam