- Thời gian đầu trồng rau, chị Hương khá lúng túng vì không có kinh nghiệm trồng và chăm sóc. Sau 3 tháng mày mò và học hỏi, vườn rau của gia đình chị đã xanh tốt và mơn mởn.
Chỉ với 3 tháng, chị Thu Hương (26 tuổi- Lào Cai) đã biến khoảnh sân thượng rộng 45m vuông trở thành 1 vườn rau xanh mướt. Chị cho biết: “Mình mới trồng rau được 3 tháng nhưng vườn rau rất đa dạng. Có nhiều loại rau như bắp cải, su hào, tầm bóp, cà chua và rau gia vị các loại,…”.
Chia sẻ lí do trồng rau trên sân thượng, chị Hương cho hay, vì gia đình không có đất vườn nên chị phải tận dụng tầng 4 của ngôi nhà làm nơi trồng rau. Vì vậy, chị phải tìm phương án khoa học để đảm bảo được việc trồng rau trên sân thượng mà không hỏng trần nhà.
Vườn rau trên khoảnh sân thượng rộng 45m vuông của gia đình chị Hương
Sau thời gian nghiên cứu, chị Hương đã quyết định dùng chậu nhựa có lưới thoát nước ở đáy để trồng rau. “Tới giờ, trong chuyện ăn uống mình không còn phải lo rau chứa hóa chất độc hại nữa. Rau mình trồng được sạch và an toàn hơn gấp nhiều lần so với rau mua ngoài chợ. Đặc biệt, cảm giác được thu hoạch rau do mình trồng và chăm sóc thích lắm bạn ạ”, chị Hương tâm sự.
Sợ sâu mà vẫn quyết trồng
Khi bắt tay vào trồng rau, chị Hương khá lúng túng vì không có kinh nghiệm bởi trước giờ chị đều mua sẵn rau ở chợ. Nhờ sự chỉ giúp của nhiều người đã có kinh nghiệm trồng rau, chị Hương đã tự tin bắt tay thực hiện kế hoạch trồng rau sạch.
“Đối với mình, khó khăn lớn nhất trong chuyện trồng rau đó là sâu bệnh. Từ nhỏ, mình đã rất sợ sâu nên khi chậu rau nào có sâu non mình đều phải dùng găng tay và que để bắt”, chị Hương cho hay.
Chị Hương cho biết thêm, trồng rau quan trọng nhất là khâu trộn đất. Muốn rau xanh tốt, đất trồng phải tơi xốp và đủ dinh dưỡng. Chị thường trộn đất thịt với hỗn hợp trấu hun, xơ dừa, xỉ than, và phân truồng đã qua xử lý.
Ban đầu, chị Hương khá lúng túng vì không am hiểu kỹ thuật trồng rau
“Mình đã từng trồng hỏng 1 số loại rau vì chưa am hiểu kỹ thuật trồng. Thường, mỗi loại rau có những cách chăm sóc khác nhau. Với cà chua, mình tỉa bớt lá gốc để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và quả. Nếu trong quá trình trồng, cây gặp dệp và nấm thì mình rắc lên cây 1 ít tro. Còn, việc tưới nước cho rau nên vào buổi sáng và chiều tối. Hiện tại, mình đang cải tạo một số chậu đất mới thu hoạch để chuẩn bị trồng rau cho mùa hè”, chị Hương chia sẻ.
Để đảm bảo an toàn cho lớp gạch sân thượng,
chị Hương đã dùng chậu nhựa có lưới thoát nước ở đáy để trồng rau
Toàn cảnh khu vườn trên cao của gia đình chị Hương
Một góc vườn trồng cà chua và rau gia vị
Su hào củ to, lá xanh mướt
Cải ngọt ra hoa khiến nhiều người ngỡ đang ở vườn hoa cải
Rau xà lách lên mơn mởn
Cà chua cho quả to và xanh đậm
Su hào và hành lá sau khi thu hoạch
Chanh ra hoa và bói quả
Theo Khám phá
Các bản tin khác
- Khẩn trương thực hiện tái định cư tại quận Ngũ Hành Sơn
- Phiên họp lần thứ XV của Hội đồng thẩm định Đề xuất quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Bán rẻ căn hộ cũng khó
- Bắt giam một cò đất lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
- Cảnh báo rủi ro trong giao dịch bảo đảm
- BẤT ĐỘNG SẢN ĐÃ CHẠM “ĐÁY”?
- Triển khai bảo đảm tiến độ các dự án tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
- Đà Nẵng-Quảng Nam khơi thông sông Cổ Cò
- 1.723 tỷ đồng đầu tư đường Nguyễn Tất Thành nối dài và đường vành dai phía Nam
- Giá đất tái định cư các dự án trên địa bàn thành phố
- 420 tỷ đồng xây dựng hai cây cầu bắc qua sông Cổ Cò
- Thị trường bất động sản khó “tan băng”
- Thành lập Hội Công chứng TP.HCM
- Nhà đang thế chấp vẫn chứng tặng cho!
- Hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng từ ngày 7/5/2012
- Giấy tờ giả ám ảnh công chứng viên
- Lãnh đạo thành phố tiếp đoàn công tác Hội đồng công chứng Tòa thượng thẩm Douai (Cộng hòa Pháp)
- Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng: Dòng vốn đã chảy vào BĐS, VLXD?
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 3: Công an lơ là, bọn làm giả nhơn nhơn
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 2: Thiệt hại nặng, xử lý nhẹ