Nằm tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài đang thu hút sự chú ý của các công ty lữ hành đưa nguồn khách du lịch về Đà Nẵng.
Không gian thư giãn rộng thoáng giữa Núi Thần Tài. Ảnh: H.L |
Cùng với khu tắm bùn Galina Đà Nẵng (Galina Mud Bath and Spa), Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài chính thức đi vào hoạt động ngày 25-4 vừa qua trở thành một sản phẩm du lịch ấn tượng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại thành phố biển.
Với quy mô đầu tư 165ha, giai đoạn 1 hoàn thành với kinh phí hơn 500 tỷ đồng, quần thể kiến trúc suối khoáng nóng được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ Hội An và Nhật Bản. Công trình bao gồm rất nhiều hạng mục, tạo thành một quần thể khép kín trong không gian rộng thoáng như tháp Onsen; khu vực tắm khoáng nóng, nhà tắm khoáng nóng, khách sạn cao cấp; khu vực tắm bùn, tắm trà, tắm cà-phê, tắm sữa; khu vui chơi thiếu nhi, nhà hàng, hệ thống cửa hàng lưu niệm, hệ thống karaoke hiện đại; khu vực tâm linh và rất nhiều điểm tham quan ngoài trời hấp dẫn, gần gũi với thiên nhiên.
Đón đầu mùa du lịch 2016, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài được xem là địa chỉ trải nghiệm thú vị, giúp du khách tái tạo năng lượng, thư giãn, bổ sung khoáng chất dinh dưỡng cần thiết cho làn da.
Không những vậy, từng quần thể kiến trúc được xây dựng đan xen giữa cảnh quan nhiều cây xanh của khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa còn cung cấp dịch vụ “tắm tiên” theo văn hóa Nhật Bản lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Theo đại diện Công ty Cổ phần DHC Suối Đôi - chủ đầu tư dự án này, thì khu vực tắm tiên nằm giữa hai dãy núi Bạch Hổ và Thanh Long, nơi có con suối quanh năm cho nguồn nước thanh mát. Tại đây, đơn vị cho xây dựng tháp Onsen mô phỏng công trình kiến trúc Nhật Bản và được các chuyên gia Nhật tư vấn về quy trình dịch vụ cũng như cách thức tổ chức “tắm tiên” như thế nào là hợp lý nhất.
Một trong những điểm ấn tượng thu hút tại Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài là các bồn tắm được làm bằng những khối đá tự nhiên do nghệ nhân làng đá Non Nước thực hiện. Vừa qua, nhân dịp khai trương, đã có 20.000 tờ rơi (tương đương với 20.000 vé miễn phí) được phân phát cho người dân. Đây cũng là cách chủ đầu tư tri ân người dân thành phố cũng như khách du lịch đến Đà Nẵng.
HUỲNH LÊ
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay