Trong khi phân khúc đất nền chưa thực sự hồi phục, sản phẩm nhà phố thương mại lại được giới đầu tư săn đón đặc biệt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải thận trọng khi thị trường đang xuất hiện hiện tượng “ăn theo” cơn sốt nhà phố thương mại.
Những dự án nhà phố hút hàng thường ở khu vực trung tâm, thích hợp kinh doanh |
Đắt hàng, tăng giá bán
Năm 2015, thị trường đất nền Hà Nội dồn dập đón nhận dự án nhà phố thương mại chào bán ra thị trường. Phần lớn dự án trong số này đều có thanh khoản cao.
Cụ thể, cuối năm 2015, Dự án nhà phố thương mại Five Star Mỹ Đình đã chính thức được mở bán ra thị trường với trên 50 sản phẩm. Mức giá khởi điểm của mỗi căn nhà tại đây khoảng 80 - 100 triệu đồng/m2 diện tích thửa đất. Dự án Five Star Mỹ Đình lại được nhiều người săn đón, giá bán trên thị trường thứ cấp của Dự án được giới đầu cơ đẩy lên liên tục, hiện dao động trong khoảng 100 - 120 triệu đồng/m2.
Tại Dự án Mon City Mỹ Đình, chủ đầu tư Hải Đăng cũng tiến hành mở bán các sản phẩm nhà phố thương mại từ năm 2015. Đây là một trong những dự án lớn tại quận Nam Từ Liêm được triển khai trong năm 2015. Tuy nhiên, toàn bộ Dự án chỉ có 146 sản phẩm.
Theo đại diện chủ đầu tư, hầu hết trong số 146 sản phẩm nhà phố thương mại hiện đã được bán hết. Trong khi đó, theo tìm hiểu của Báo Đầu tư Bất động sản, hiện trên thị trường thứ cấp, nhà phố thương mại Mon City Mỹ Đình được rao bán lên đến 150 triệu đồng/m2, bằng mức giá trung bình đất nền cao nhất năm 2015 tại quận Cầu Giấy và cao hơn mức giá khi dự án mới chào bán đến vài chục triệu đồng/m2.
Khi cơn sốt nhà phố thương mại tại Mon City đang diễn ra, thì đầu năm 2016, Vingroup mở bán ra thị trường sản phẩm nhà phố thương mại tại Dự án Vinhomes Mỹ Đình. Đây là dự án nhà phố thương mại có quy mô lớn nhất tại Hà Nội hiện nay, với trên 360 sản phẩm và được định giá cao kỷ lục, từ 150 - 170 triệu đồng/m2. Dù vậy, thanh khoản sản phẩm tại dự án này hiện rất cao.
Trong khi đó, tại đợt mở bán nhà phố thương mại Dự án Vinhomes Times City của cùng chủ đầu tư Vingroup mới đây, do lượng sản phẩm có hạn, khách hàng thậm chí còn phải xếp hàng để được quyền mua. Những khách hàng may mắn giành được quyền mua sau đó bán lại quyền mua từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi suất…
Phải tìm vị trí thích hợp
Theo lý giải của Công ty nghiên cứu Savills Việt Nam, sản phẩm nhà phố thương mại thời gian qua thu hút được sự quan tâm của nhiều người, vì loại hình sản phẩm này vừa đáp ứng nhu cầu để ở, vừa có thể kinh doanh bán hàng hoặc cho thuê phần diện tích thương mại.
Do nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm nhà phố thương mại rất lớn nên tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang hướng đến phát triển dòng sản phẩm này. Chẳng hạn, VIDC đang định hướng phát triển hàng loạt sản phẩm nhà phố thương mại tại Dự án Park City. CTCP Đầu tư Hải Phát cũng dự định xây dựng dự án nhà phố thương mại tại quỹ đất 7.200 m2 trên đường Tố Hữu, quận Hà Đông. Ngoài ra, mới đây, doanh nghiệp này cũng đã bắt tay với Văn Phú Invest quy hoạch dự án nhà phố thương mại Bắc Phú Lãm trên 40 héc-ta tại quận Hà Đông.
Một doanh nghiệp địa ốc khác mới đây còn cho biết sẽ phát triển dòng sản phẩm nhà phố thương mại tại một khu đô thị cách trung tâm Hà Nội 10 km thuộc huyện Hoài Đức. Trong khi tại hàng loạt dự án địa ốc khác nằm ngoài nội đô, doanh nghiệp này cũng hướng đến phát triển dòng sản phẩm nhà phố thương mại…
Nhận xét về xu thế phát triển của phân khúc nhà phố thương mại hiện nay, bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam cho rằng, nhà phố thương mại là một sản phẩm bất động sản khá đặc thù nên doanh nghiệp cần phải “thực dụng” hơn với các dự án có vị trí tốt. Chẳng hạn, tại các vị trí trung tâm, trong nội đô, doanh nghiệp nên phát triển dòng sản phẩm này để tăng giá trị cho sản phẩm. Còn với các khu vực ngoại vi, ngoài trung tâm, việc phát triển nhà phố thương mại sẽ gặp khó khăn vì dân cư vẫn có thói quen mua sắm tại các trung tâm mua sắm lớn.
Trao đổi với phóng viên mới đây, đại diện một đơn vị phân phối bất động sản lớn tại Hà Nội cho biết, nhà phố thương mại có quy chuẩn xây dựng, thiết kế khá đặc thù và không phải vị trí nào cũng phù hợp phát triển nhà phố thương mại.
Cũng theo đại diện này, cơn sốt nhà phố thương mại hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp đang “ăn theo” làm nhà phố thương mại, để vừa dễ bán, lại bán được giá cao hơn. Tuy nhiên, không phải vị trí nào cũng thích hợp triển khai dự án nhà phố. Những dự án xa trung tâm, không thích hợp kinh doanh nếu làm nhà phố rất có thể sẽ khiến các chủ đầu tư lao đao vì khó bán hàng.
Các bản tin khác
- Cân bằng, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển Sơn Trà
- Bùng nổ "dạ tiệc trắng" kỷ niệm 3 năm SKY36 Đà Nẵng
- “Thủ phủ” condotel: Sức hút từ cách làm du lịch chuyên nghiệp
- Công bố quyết định công nhận quận Liên Chiểu là đơn vị hành chính loại I
- Kịch bản nào cho bất động sản cuối năm 2017?
- Dự án không gian làm việc chung hút nhà đầu tư ngoại
- Quy định giá đất ở tái định cư hộ chính tại một số dự án quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn
- Cocobay sắp khai trương tạo cơ hội sinh lời với nhà đầu tư
- Đội Ý đăng quang DIFF 2017
- Trao giải cuộc thi phương án quy hoạch, thiết kế Quảng trường trung tâm Đà Nẵng
- Nhà cổ 650 tỷ: Đại gia Đà Nẵng khiến dân chơi ngả mũ
- Trực tiếp Tọa đàm: Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng - Cơ hội, rủi ro?
- Đà Nẵng: Điều chỉnh quy hoạch, xây khách sạn khu đất góc đường Trần Hưng Đạo và Hà Thị Thân
- Phố mới bên sông Cổ Cò
- Đề xuất thành lập Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Cựu Chủ tịch Hiệp hội môi giới Mỹ chia sẻ kỹ năng bán bất động sản
- Cơ hội đầu tư 790 triệu, nhận về hơn 200 triệu/năm
- Đà Nẵng cơ bản hoàn tất các hạng mục chuẩn bị cho tuần lễ cấp cao APEC
- Hoà Bình Green Đà Nẵng - công trình phục vụ APEC 2017
- Có nên đặt cọc mua nhà chưa có sổ đỏ?